Việc xây dựng “Vùng an toàn dịch động vật đối với bệnh dại” là rất cần thiết nhằm mục đích quản lý được đàn chó nuôi, chủ động phòng, chống bệnh dại góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát triển du lịch Thủ đô và đặc biệt sẽ là điểm đến an toàn trong mắt của các du khách Quốc tế.
Quận Tây Hồ có diện tích khoảng 24 km2, gồm 08 phường, là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, thương mại dịch vụ phát triển, nhiều loại hình thương mại dịch vụ và đa dạng. Đặc biệt trên địa bàn quận có nhiều khách nước ngoài ngụ cư, tham quan học tập tại các phường (như Quảng An, Nhật Tân, Yên Phụ …), số chó hiện có 3.810 con, được nuôi tại 3.419 hộ.
Xác định vai trò của việc quản lý chó nuôi, những năm qua Quận đã thực hiện tốt việc tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, thành lập Đội chuyên trách bắt giữ chó thả rông, đặc biệt làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân khi nuôi chó phải thực hiện tốt các quy định về chăn nuôi, mang chó ra nơi công cộng, đảm bảo môi trường. Từ kết quả trên với sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị trực thuộc Cục Thú y và Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, Quận Tây Hồ đã được Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT) công nhận vùng “An toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh Dại” (tại Quyết định số 149/QĐ-TY-DT ngày 19/5/2020 về việc Cấp giấy chứng nhận vùng an toàn bệnh động vật đối với bệnh Dại tại địa bàn quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội).
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó bí thư thường trực Quận ủy Tây Hồ trân trọng cám ơn sự quan tâm giúp đỡ của Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Nội; Ông cũng ghi nhận và đánh giá cao các đơn vị trực thuộc quận, đặc biệt sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của 08 phường; sự đồng thuận của người dân thời gian qua để công tác quản lý chó nuôi có bước chuyển biến tích cực, quận được công nhận vùng an toàn bệnh động vật đối với bệnh dại. Đây là điểm nhấn về việc ngăn chặn bệnh dại trên địa bàn quận, cũng là nét văn hóa trong tổ chức sinh hoạt trong các khu dân cư, tại cộng đồng, hoạt động thân thiện giữa con người và thế giới động vật.
Tuy nhiên việc xây dựng để được công nhận đã khó, là quyết tâm cao của các cấp các ngành song để giữ vững “Vùng an toàn dịch bệnh dại” sẽ là việc cũng rất khó, cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Ông Nguyễn Anh Tuấn đề nghị sự quan tâm giúp đỡ hơn nữa của Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, sự phối hợp giữa các quận trong khu vực. Đề nghị UBND Quận cần nghiên cứu xây dựng “Đề án thực hiện việc quản lý chó nuôi” trên địa bàn quận trong thời gian tới để có những tiêu trí cụ thể, có kinh phí hoạt động, thu hút sự quan tâm của các tổ chức, xã hội cùng vào cuộc. Đưa tiêu trí việc quản lý chó nuôi vào tiêu trí văn hóa của các phường để các phường đặt mục tiêu, giải pháp thực hiện. Cần đưa nhanh công nghệ vào quản lý chó nuôi trên địa bàn (như gắn chíp, đeo vùng nhận diện …), cập nhật thông tin trên hệ thống phần mềm tại các phường. Yêu cầu tăng cường công tác quản lý chó nuôi trên địa bàn, đặc biệt duy trì hoạt động có hiệu quả của các đội chuyên trách bắt chó thả rông tại các phường. Tiêm phòng triệt để vắc xin dại cho đàn chó mèo trên địa bàn quận để đảm bảo tiêu chí của vùng an toàn dịch bệnh dại. Đồng thời làm tốt hơn việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, chủ động, tích cực tham gia phòng, chống bệnh dại và duy trì “Vùng an toàn bệnh Dại”.
Với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo quận, sự đồng thuận của người dân, chắc chắn quận Tây Hồ sẽ thực hiện và duy trì tốt “Vùng an toàn bệnh Dại” đảm bảo an toàn dịch bệnh, an sinh xã hội.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)