Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, thị xã và các Sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công điện số 11/CĐ-BNN-TY ngày 18/9/2012 trên địa bàn TP Hà Nội. Bên cạnh đó tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm. Trên cơ sở thực hiện, báo cáo UBND TP các địa phương, đơn vị chưa tích cực thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện tốt nội dung chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của UBND TP về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời, triệt để các trường hợp vi phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn địa phương mình. Định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm có báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Theo Công điện số 11/CĐ-BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương có trách nhiệm khẩn trương chỉ đạo chính quyền cơ sở, ban, ngành của địa phương phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp xây dựng kế hoạch nhân lực, kinh phí, phương tiện, dụng cụ, hoá chất để phòng dịch lây lan vào địa bàn và chủ động đối phó khi có ổ dịch xảy ra... Tăng cường công tác kiểm tra giám sát phát hiện sớm ổ dịch, đặc biệt các tỉnh đang có ổ dịch chưa qua 21 ngày, các tỉnh lân cận tỉnh có dịch, tổ chức lấy mẫu kiểm tra và xử lý tiêu huỷ đàn gia cầm nghi mắc bệnh cúm...
Cùng với các nhiệm vụ nêu trên, tổ chức quản lý chặt ổ dịch, nghiêm cấm việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra ngoài vùng dịch. Trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua vùng dịch thì phải được phép của UBND cấp tỉnh, thành phố và phải đi theo tuyến đường do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm của tỉnh, thành phố quy định. Sau khi đi qua vùng có dịch, phương tiện vận chuyển phải được khử trùng tiêu độc ngay. Bên cạnh đó, tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục trpng cộng đồng về sự nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm. Vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, đồng thời hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh lây sang người. Khai bảo cho chính quyền địa phương hoặc nhân viên thú y khi phát hiện gia cầm bệnh, chết không rõ nguyên nhân...
Nguyễn Tất Độ HANOI PORTAL
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)
Gỡ khó cho các dự án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung(22/10/2012)