Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm những năm qua luôn được quan tâm trú trọng, đặc biệt mạng lưới thú y cơ sở từ Văn phòng Chi cục đến các trạm Chăn nuôi và Thú y quận huyện thị xã, đến mạng lưới thú y xã phường được nâng cao năng lực, đầu tư trang thiết bị dụng cụ chuyên ngành, cung ứng kịp thời vắc xin, hóa chất phòng bệnh để kịp thời ứng phó khi có dịch xảy ra. Từ đó những năm qua Hà Nội đã kịp thời ngăn chặn có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra trên đàn gia súc gia cầm, thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Tuy nhiên bên cạnh kết quả, thành tích đạt được, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ còn cao, hiện nay do thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, môi trường ô nhiễm nặng, mật độ chăn nuôi tại Hà Nội lớn nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh nhất là các dịch bệnh nguy hiểm (như DTLCP, LMLM, Tai xanh, Cúm gia cầm …) là rất cao. Do vậy việc tái cấu trúc lại ngành chăn nuôi, nâng cao năng lực ngành Thú y là cần thiết và phải có kế hoạch cụ thể, chiến lược dài hạn.
Hà Nội đã và đang tập trung thực hiện một số giải pháp cụ thể:
Công tác định hướng, quy hoạch phát triển chăn nuôi: Tiếp tục công tác tuyên truyền phổ biến Luật chăn nuôi thực hiện nghiêm việc đăng ký chăn nuôi, khai báo chăn nuôi thống kê kịp thời sự biến động đàn gia súc gia cầm để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời cơ cấu đàn vật nuôi cho phù hợp từng giai đoạn, hạn chế khủng hoảng rủi do trong chăn nuôi. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi, phù hợp nhu cầu thị trường; khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư, phát triển chăn nuôi hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; Tập trung cải tạo con giống theo hướng tăng năng suất, chất lượng. Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn xây dựng thương hiệu sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư lò giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước, giám sát, kiểm dịch, quản lý chặt chẽ sản xuất, kinh doanh, buôn bán vật tư, thuốc thú y, nghiêm cấm sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất con giống, phát triển ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị; xây dựng các cơ sở giống chất lượng cao, vùng sản xuất chăn nuôi an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm; Phát triển tăng thêm đàn trâu từ 23.500 nghìn con lên 25.000 con tại các huyện vùng trũng có nhiều cỏ nước (như các huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa …). Phát triển đàn bò sữa, bò thịt lai cao sản (tại các như huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Sóc Sơn); Phát triển chăn nuôi dê, thỏ tại các vùng đồi gò (như huyện Ba Vì, Mỹ Đức,Thạch Thất, Sơn Tây …); Phát triển chăn nuôi thủy cầm tại các vùng địa hình ruộng trũng (như Ứng Hòa, Thanh Oai, Phú Xuyên …).
Ứng dụng công nghệ cao vào các khâu sản xuất tại 260 trang trại quy mô lớn hiện có. Xây dựng nâng cấp phát triển chăn nuôi cho 4.278 trang trại quy mô vừa và 1.559 trang trại quy mô nhỏ tại các vùng xã trọng điểm; Xây dựng và củng cố 52-55 chuỗi sản phẩm thực phẩm có thương hiệu đảm bảo chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm truy suất được nguồn gốc. Tổ chức tái đàn lợn tại các nơi dịch bệnh đã được khống chế an toàn, chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi khép kín an toàn sinh học; Tổ chức thống kê, kiểm tra kiểm soát các hộ, trang trại chăn nuôi, các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện Luật chăn nuôi về việc thực hiện đăng ký chăn nuôi và khai báo chăn nuôi; Tổ chức kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, kiểm soát việc sản xuất thức ăn đảm bảo chất lượng đầy đủ nguồn thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm; việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, chất cấm sử dụng trong chăn nuôi; Tổ chức kiểm tra điều kiện chăn nuôi, kiểm soát chất lượng con giống nhập về trước khi tái đàn. Giống nhập về phải rõ nguồn gốc xuất xứ ở những cơ sở an toàn dịch bệnh. Chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc trị bệnh, thuốc sát trùng, vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi; tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi đối với các dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn (như Cúm gia cầm, LMLM, bệnh Dại …)
Cơ cấu lại đàn vật nuôi chủ lực: Chăn nuôi bò thịt giữ ổn định, đàn bò thịt phấn đấu đạt 120 nghìn con, tăng tỷ lệ đàn bò Zebu hóa 100% (như bò lai Brahman, Droughtmaster, BBB, Angus …) bò hướng thịt cao sản chất lượng cao lai (như BBB, Wagyu, Angus …); sản lượng thịt hơi xuất chuồng 13.000 tấn. Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đàn bò thịt đạt trên 85% vào năm 2021 và đạt trên 95% vào năm 2025; 100% đàn bò cái lai Zebu tại các xã trọng điểm và các hộ chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư được bấm số tai và quản lý giống, khuyến khích nuôi vỗ béo đàn bò thịt ( như bò BBB, Wagyu, Angus …)
Chăn nuôi bò sữa: Ổn định đàn bò sữa đến năm 2030 khoảng 15 - 16 nghìn con, trọng lượng trung bình đạt 5.500 - 6.000 kg/con/chu kỳ, đối các trang trại ứng dụng công nghệ cao, đạt từ 6.000 - 7.000 kg/con/chu kỳ. Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đàn bò sữa đạt 100% vào năm 2020; 100% đàn bò sữa, đàn bò cái lai Zebu tại các xã trọng điểm và các hộ chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư được bấm số tai và quản lý giống;
Chăn nuôi lợn: Tổng đàn lợn đến cuối năm 2020 ổn định đạt 1,8 triệu con trong đó khoảng 180 - 200 con lợn nái đến năm 2025. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 370 nghìn tấn (tăng bình quân 4%/năm). Sử dụng các giống lợn năng suất, chất lượng cao (như Yorkshire, Landrace, Duroc …), tỷ lệ nạc đạt từ 55 - 59%. Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đạt trên 90% vào năm 2025, tỷ lệ lợn chăn nuôi theo quy trình VietGahp 40% năm 2025. Tập trung phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất con giống, giảm chăn nuôi lợn thương phẩm, chú trọng phát triển đàn nái ngoại cụ, kị, ông, bà chiến 5% đàn giống và nái bố mẹ ngoại chiếm 90% vào năm 2025.
Phát triển theo vùng, xã trọng điểm, khu chăn nuôi và trại, trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư tại các huyện, thị xã (Sơn Tây, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Thạch Thất, Mê Linh. …) Tổng đàn tại các khu vực này chiếm từ 35-40% tổng đàn toàn Thành phố vào năm 2020. Với đàn lợn bản địa tại một số vùng đồi gò (Ba Vì, Sơn Tây, Quốc Oai, Mỹ Đức, Sóc Sơn …).
- Chăn nuôi gia cầm: Tổng đàn gia cầm giữ ổn định 36-38 triệu con, tăng cường áp dụng các biện pháp nuôi thâm canh tập trung, tăng số lứa gia cầm xuất chuồng. Đưa sản lượng thịt xuất chuồng đạt 130 nghìn tấn/ năm. Áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gia cầm để nâng cao nhanh năng suất chất lượng đàn gia cầm hạt nhân (các giống gà như Lương Phượng, và một số giống gà màu, Sasso, Ross 208, Brown, Ai Cập …). Phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, khu chăn nuôi quy mô lớn và trại, trang trại ngoài khu dân cư (tại các huyện như Chương Mỹ, Đông Anh, Ba Vì, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thạch Thất, Mê Linh... ) với quy mô chiếm từ 35-40% tổng đàn toàn Thành phố vào năm 2025.
Tổ chức lại hệ thống các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp tập trung, có kiểm soát, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và môi trường
Tiến tới 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, bán công nghiệp đều ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 100% các cơ sở sơ chế, chế biến, chế biến sâu các sản phẩm giò, chả, xúc xích, lạp sườn, pate, dăm bông, thịt hộp, hút chân không và chế phẩm sinh học trong bảo quản sản phẩm thịt, trứng, sữa được ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến. Phấn đấu đến 2025 giảm khoảng 70% số cơ sở, điểm giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư, dần tiến tới chấm dứt hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, phân tán trên địa bàn các huyện, thị xã; Sản phẩm gia súc, gia cầm sau giết mổ của các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp, thủ công đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường được kiểm soát đạt trên 80% và 40% sản phẩm sau giết mổ được chế biến sâu vào năm 2025.
Về công tác Thú y, phòng chống dịch bệnh: tập trung củng cố nâng cao năng lực ngành Thú y, trong đó trú trọng đầu tư hơn nữa mạng lưới thú y thôn bản để làm tốt hơn công tác thống kê đàn gia súc gia cầm. Hàng ngày giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập, phát hiện bệnh, gia súc gia cầm ốm chết để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh, không để lây lan trên diện rộng. Lực lượng thú y cơ sở còn có vai trò rất lớn trong việc trực tiếp thực hiện các biện pháp kỹ thuật đó là nâng cao tỷ lệ tiêm phòng, tổng đẩy uế môi trường, xử lý ổ dịch ngay từ các hộ gia đình. Tuyên truyền hướng dẫn người dân, người chăn nuôi thực hiện tốt việc chăm sóc nuôi dưỡng và xử lý dịch bệnh. Tham mưu chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả (Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Luật An toàn thực phẩm …) và các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý phát triển gia súc gia cầm. Tăng cường kiểm tra các hoạt động chuyên môn tại cơ sở, kịp thời xử lý hành vi vi phạm để người dân, người chăn nuôi yên tâm phát triển sản xuất.
Với các giải pháp trên được triển khai đồng bộ, cùng sự đồng thuận của người dân, người chăn nuôi, các doanh nghiệp thì chắc chắn ngành chăn nuôi, thú y Hà Nội tiếp tục có bước chuyển tích cực góp phần đảm bảo an sinh xã hội./.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)