Giúp nông dân làm chủ khoa học kỹ thuật
Với mục đích trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông dân, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tiếp tục tổ chức nhiều diễn đàn “Nhịp cầu nhà nông” luân phiên tại các huyện.

 

Mô hình nuôi bồ câu Pháp cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn. Ảnh: Ánh Ngọc

Trang bị kiến thức bổ ích

Mới bắt tay vào nghề nuôi cá nên ông Hoàng Mạnh Tưởng, ở thôn Xuân Tảo, xã Xuân Giang chưa khi nào vơi nỗi lo mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường. Ông Tưởng chia sẻ, nắng nóng kéo dài, môi trường nước thay đổi liên tục dễ làm cho cá nhiễm bệnh, thậm chí chết hàng loạt. Không chỉ có gia đình ông mà nhiều hộ trên địa bàn xã đều trăn trở với bài toán làm sao để cá luôn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Tham dự diễn đàn "Nhịp cầu nhà nông", ông Tưởng đã biết cách phòng, trị bệnh hiệu quả cho cá. Trong đó, quan trọng nhất là luôn bảo đảm môi trường ao nuôi với nguồn nước sạch, thường xuyên thay nước kết hợp quạt oxy để loại bỏ độc tố.

"Nhịp cầu nhà nông" là một trong những hoạt động trọng tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội được tổ chức với mục đích trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông dân. Năm 2020, diễn đàn sẽ được tổ chức luân phiên tại các huyện, thị xã trên địa bàn TP với trên dưới 10 hội thảo.

Hộ chị Hoàng Thị Bình, ở thôn Phú Tàng, xã Bắc Phú có 7 sào trồng bơ đang vào mùa thu hoạch. Theo chị Bình, mặc dù chăm sóc tốt nhưng quả vẫn xấu mã, trọng lượng không đạt yêu cầu. Tại diễn đàn "Nhịp cầu nhà nông" tổ chức ngày 4/6, băn khoăn của chị Bình đã được TS Ngô Vĩnh Viễn – nguyên Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật giải đáp cụ thể. Theo TS Viễn, rệp sáp là sinh vật gây hại đáng lo ngại trên nhiều cây ăn quả, làm giảm năng suất, chất lượng quả. Vì vậy, nông dân cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa từ sớm, đặc biệt đối với loại rệp này phun thuốc trừ sâu sẽ không hiệu quả mà cần dùng dầu khoáng để đặc trị.

Theo các chuyên gia, trong sản xuất nông nghiệp, phòng bệnh là quan trọng nhất trong khi đa số nông dân không coi trọng yếu tố này, chỉ khi thấy cây trồng, vật nuôi bị nhiễm bệnh mới chữa trị. Cách làm này vừa không hiệu quả lại tốn kém nhiều chi phí, đó là chưa kể việc lạm dụng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây tồn đọng dư lượng hóa chất trong sản phẩm nông nghiệp.

Đưa khoa học kỹ thuật đến với nhà nông

Theo số liệu thống kê của UBND huyện Sóc Sơn, hiện, trên địa bàn huyện có 107 trang trại trồng cây ăn quả và 64 trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ của các trang trại đạt trung bình gần 480 tỷ đồng/năm. Kết quả này đã góp phần nâng giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác của huyện lên trên 245 triệu đồng/ha. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã đạt gần 50 triệu đồng/năm. Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Tạ Thị Lừng cho hay, nông dân rất cần được tham gia các chương trình bổ ích như "Nhịp cầu nhà nông". Bởi, đây là cơ hội để người nông dân trực tiếp gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn với các nhà khoa học, từ đó vỡ ra nhiều bài học kinh nghiệm áp dụng vào thực tế sản xuất.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Đoàn Đức Dân cho hay, các chuyên gia, nhà khoa học không chỉ giải đáp cho nông dân về kỹ thuật sản xuất mà còn giúp họ hiểu rõ hơn chính sách của Nhà nước, TP về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. "Khi nông dân làm chủ được khoa học kỹ thuật thì tổ chức sản xuất sẽ đạt hiệu quả, tạo ra những nông sản chất lượng, an toàn, có giá trị kinh tế cao" – ông Dân nhấn mạnh.

Báo Kinh tế đô thị

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 9777
Tổng lượng truy cập: 25479348