|
Đến thời điểm này, đã phát hiện một số loài cảm nhiễm vi rút DIV1 bao gồm: tôm càng xanh, tôm càng sông hay tôm chà, tôm càng đỏ, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm đất hay tôm hùm nước ngọt, tôm gai, tôm sú, cua cà ra, cua bờ. Hiện nay, chưa có thông tin về bệnh DIV1 xuất hiện tại Việt Nam cũng như tại thành phố Hà Nội.
Để thực hiện tốt việc phòng, chống dịch bệnh do vi rút DIV1 trên tôm nuôi, ngày 29/5/2020 Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã ban hành văn bản số 1608/SNN-CCTS về việc phòng, chống dịch bệnh do vi rút DIV1 trên tôm nuôi; Theo đó UBND các quận, huyện và thị xã Sơn Tây thực hiện một số nội dung sau:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về giống thủy sản, các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc (trong đó có các sản phẩm tôm) lưu thông, buôn bán trên địa bàn để quản lý tốt về nguồn gốc xuất xứ, an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh DIV1, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn theo Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 07/02/2020 của UBND thành phố Hà Nội.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp &PTNT (qua Chi cục Thủy sản Hà Nội) trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản và lấy mẫu xét nghiệm để phát hiện sớm tác nhân gây bệnh trên các đối tượng thủy sản nói chung và trên tôm nuôi nói riêng.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)