Hà Nội: 95% trại chăn nuôi lợn quy mô lớn sử dụng hầm biogas
Đây là kết quả trong vòng 15 năm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đây là kết quả trong vòng 15 năm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết, công nghệ khí sinh học đã được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi nông hộ trên địa bàn thành phố. Sử dụng công nghệ làm hầm biogas bằng nhựa composite, nhựa HDPE và máy ép phân vừa xử lý chất thải, vừa tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt, năng lượng cho máy phát điện và là nguồn nguyên liệu để nuôi giun quế. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 75% số trại bò sữa, 44% số trại chăn nuôi bò thịt, đặc biệt có 95% số trại chăn nuôi lợn quy mô lớn ngoài khu dân cư đã sử dụng hầm biogas.

Theo ông Nguyễn Huy Đăng, việc ứng dụng chế phẩm vi sinh EM và đệm lót sinh học trong chăn nuôi đã góp phần giảm 80-90% mùi hôi của chuồng nuôi, tăng khả năng kháng bệnh cho vật nuôi. Đến nay, toàn thành phố có 28% số trại chăn nuôi bò thịt, 29% trại chăn nuôi lợn và 34% số trại chăn nuôi gà sử dụng chế phẩm xử lý môi trường trong chăn nuôi. Đáng chú ý, thông qua ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi đại gia súc Công ty cổ phần T&T 159 đã tạo ra 4 sản phẩm phân bón được cấp phép lưu hành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở không sử dụng ngân sách nhà nước. Công ty cổ phần Phân bón Fitohoocmon đã tạo ra hàng chục sản phẩm phân bón được cấp phép lưu hành từ nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp cơ sở không sử dụng ngân sách nhà nước, các sáng chế, giải pháp hữu ích do công ty là chủ sở hữu.

Song song với xử lý môi trường chăn nuôi, việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng được thành phố chú trọng. Ông Nguyễn Huy Đăng cho biết, đến nay, trên địa bàn thành phố đã tạo được 2 chế phẩm enzyme và probiotic làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm làng nghề chế biến tinh bột và bã men bia thải. Cùng với đó, sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo dược để phục vụ chăn nuôi theo hướng sinh học, hữu cơ như: Chăn nuôi lợn hữu cơ, không xả thải ra môi trường tại Trang trại Bảo Châu (huyện Sóc Sơn); chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học tại các huyện Phúc Thọ, Thường Tín, Quốc Oai; chăn nuôi lợn thảo dược tại huyện Thạch Thất. Việc tận dụng chất thải trong chăn nuôi để nuôi giun quế và sản phẩm giun quế phục vụ tiếp làm thức ăn cho lợn, gia cầm của nhiều trang trại, gia trại cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra, thời gian qua, trên địa bàn thành phố còn ứng dụng kỹ thuật bảo quản, chế biến phụ phẩm nông nghiệp (thân cây ngô, rơm,...), phụ phẩm công nghiệp (rỉ mật đường, bã sắn...) làm thức ăn cho bò, bảo đảm đủ nguồn thức ăn vào mùa Đông, mùa khô. Sử dụng các trang thiết bị hiện đại như hệ thống chuồng kín (38% các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn và 35% đối với các trang trại chăn nuôi gà quy mô lớn), hệ thống máng ăn, máng uống tự động, hệ thống xử lý môi trường nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi…

Minh Huệ

Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 16556
Tổng lượng truy cập: 25479348