ĐIỂM NHẤN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO VÙNG, XÃ TRỌNG ĐIỂM, CHĂN NUÔI QUY MÔ LỚN TẠI HÀ NỘI
Ngày 27/9/2013, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội tổ chức đánh giá kết quả chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư và liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi giai đoạn 2011 – 2013. Dự Hội nghị có đại diện các cơ quan chuyên Trung ương cục Chăn nuôi, Viện chăn nuôi, Cục Thú y, Hội chăn nuôi Việt Nam. Ở Thành phố có đại diện các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan. Lãnh đạo UBND, phòng Kinh tế các huyện thị xã, đại diện các xã chăn nuôi trọng điểm, cơ giết mổ, chế biến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cùng đại diện các chủ trang trại quy mô lớn trên địa bàn Thành phố.

 Hiện tại Hà Nội đang có tổng đàn gia súc gia cấm lớn ở tốp đứng đầu cả nước với tổng đàn trâu bò bò 173200 con trong đó đàn trâu 23.200 con; đàn bò thịt 138.500 con, bò sữa 12565 con, đàn lợn trên 1,42 triệu con, đàn gia cầm 19,8 triệu con. Để chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững ngày 17/6/2011 UBND Thành phố có Quyết định số 2801/QĐ-UBND phê duyệt chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 và giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì thực hiện. Sau gần 03 năm thực hiện, những điểm nhấn về phát triển chăn nuôi được các cấp, các ngành ghi nhận.

Đến nay đã xây dựng và phát triển ổn định 12 xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm (gồm các xã như Phượng Cách, Tản Lĩnh, Yên Bài, Vân Hòa, Dương Hà, Phù Đổng, Phương Đình …..) với tổng đàn 10.195 con/2.517 hộ, chiếm 81,5% tổng đàn bò sữa toàn TP. Sản lượng sữa sản xuất 79,3 tấn/ngày chiếm 82,1% tổng sản lượng toàn TP. So sánh số liệu chăn nuôi bò sữa các xã trọng điểm thời điểm năm 2010 và tháng 8/2013, năm 2010 tổng đàn bò sữa tại các xã 5.435 con đến, số hộ 2.166, quy mô chăn nuôi 2,5 con/ hộ, sản lượng sữa 14.605 tấn. Đến tháng 8/2013 tổng đàn bò 10.195 con (tăng 87,58 %), số hộ 2517 hộ (tăng 16,2 %), quy mô chăn nuôi 4,05 con/hộ (tăng 62%), sản lượng sữa 28.944 tân/ năm (tăng 98,177%)

Chăn nuôi bò thịt, hình thành 15 xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm (như Minh Châu, Đông Yên, Tự Lập, Minh Trí, Thượng Cốc …) với tổng đàn bò thịt toàn Thành phố hiện có lên  22.691 con/12.304 hộ nuôi chiếm 16,5% tổng đàn bò toàn Thành phố. Trong đó số hộ chăn nuôi trên 5 con là 490 hộ, quy mô đạt 1,84 con/hộ. Nét nổi bật là đưa bò thịt giống chất lượng cao vào thực tiến sản xuất mang hiệu quả kinh tế cao như các giống bò Brahman và Droughtmaster, bò BBB (Blanc-Bleu- Belg). Trong gần 3 năm, số bê lai F1 các giống bò trên sinh ra ở các xã trọng điểm gần 3000 con/năm, tính riêng giá trị của giống bê lai này cao hơn với giống lai Sind từ 1,5 triệu – 3 triệu đồng/con thì giá trị từ bê sinh ra tăng lên khoảng trên 5 tỷ đồng/năm.

Về  chăn nuôi lợn, xây dựng được 4 vùng chăn nuôi lợn trọng điểm tại các huyện như Ứng Hòa, Thạch Thất, Thanh Oai, Sơn Tây với tổng đàn 205.777 con/148 hộ; 13 xã chăn nuôi lợn trọng điểm (tại các huyện như Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Gia Lâm….) với 222.285 con/192 hộ; 6 khu chăn nuôi lợn tập trung tại 4 huyện, thị xã với tổng đàn 27.637 con/32 hộ. Điển hình có hộ chăn nuôi ông Nguyễn Trọng Long (ở Tân Ước huyện Thanh Oai) đã mạnh dạn xây dựng nhà tầng nuôi ợn, còn gọi là “chung cư” cho lợn với diện tích 2,18 ha nhưng đã nuôi trên 10 ngàn lợn, doanh thu hàng năm lên tới 40 tỷ đồng, thực lãi hàng trăm triệu/năm.

Chăn nuôi gia cầm, hình thành rõ nét 06 vùng chăn nuôi gà tập trung quy mô lớn ngoài khu dân cư  (tại các huyện như  Ba Vì, Chương Mỹ, Đông Anh, Sóc Sơn, Sơn Tây, … ) với 2.986.795 con/975 hộ; 02 vùng chăn nuôi vịt quy mô lớn tại huyện Ứng Hòa, Phú Xuyên với 368.930 con/305 hộ. Chăn nuôi gia cầm ở 29 xã chăn nuôi trọng điểm (tại các huyện như Đông Anh, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ba Vì, Sơn Tây …..) với tổng số trại là 1.223 trại/3.469.601 con.

Phát triển trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư, đã có những bước phát triển mang tính đột phá. Đến nay toàn Thành phố có 722 trại chăn nuôi ngoài khu dân cư, trong đó 566 trại chăn nuôi theo tiêu chí lợn nái từ 10 con, lợn thịt từ 100 con/trại trở lên với số lượng 355.042 con (lợn nái 28.919 con, lợn thịt 326.123 con). Theo số liệu khảo sát ban đầu thời điểm tháng 11/2010, số trại chăn nuôi ngoài khu dân cư trên địa bàn Thành phố là 472 trại (197 trại lợn nái) với tổng đàn là 155.000 con. Như vậy so với năm 2010, số trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư đã tăng 250 trại (tăng 52,9%).

Về trại chăn nuôi gia cầm, toàn Thành phố hiện có 2.147 trại chăn nuôi ngoài khu dân cư với quy mô từ 1.000 gà đẻ, 1.000 gà thịt, 500 gà thả vườn, 500 vịt trở lên. Tổng đàn 6.042.723 con, trong đó gà đẻ 502 trại/2.162.042 con; gà thịt công nghiệp 614 trại/2.315.421 con, gà thả vườn 153 trại/147.700 con, vịt 819 trại/1.231.160 con, chăn nuôi tổng hợp 59 trại/121.300 con gà, 64.650 con vịt, diện tích bình quân 8.800 m2/trại. So với năm 2010, số hộ chăn nuôi đã tăng từ 546 hộ năm 2010 lên 2.147 hộ năm 2013 (tăng 1.601 hộ) tương đương tăng 293,2%, tổng đàn gia cầm ngoài khu dân cư tăng 85% so với năm 2010.

Để các vùng, các xã chăn nuôi phát triển, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội cũng rất trú trọng đến việc phát triển các Hợp tác xã chăn nuôi để tổ chức sản xuất cũng như tăng cường quản lý trang trại. Đến nay trên địa bàn Thành phố có 09 HTX hoạt động sản xuất chăn nuôi, trong đó một số HTX hoạt động có hiệu quả, điển hình như HTX Cổ Đông - Sơn Tây có 197 hộ với tổng đàn lợn là 140.000 con (nái 14.500 con, thịt 125.500 con). HTX chăn nuôi Hoà Mỹ với tổng đàn lợn 35.225 con/33 hộ, (4.102 nái và 31.123 thịt) được nuôi tập trung ở 02 xã Vạn Thái và Sơn Công ; HTX chăn nuôi Hồng Quang với 24 xã viên, HTX chăn nuôi Mỹ Hà (Mỹ Đức)có 24 hộ với tổng đàn lợn 9.125 con.  

Đi đôi phát triển chăn nuôi, Thành phố luôn quan tâm trú trọng đến hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm. Đến nay trên địa bàn Thành phố có 1.042 chợ có hoạt động kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm 417 siêu thị, cửa hàng kinh doanh sản phẩm động vật. Có 4.194 cơ sở nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể có sử dụng và bảo quản sản phẩm gia súc, gia cầm tươi sống. Đã tạo ra các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu thương hiệu sản phẩm. Điển hỉnh như các chuỗi tiêu thụ sữa mang nhãn hiệu “Sữa Ba Vì” hiện được người tiêu dùng cả nước biết đến.  Chuỗi liên kết tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm, điển hình là chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ trứng gà Tiên Viên gồm 12 hộ chăn nuôi vệ tinh và 90 cửa hàng tiêu thụ trứng với sản lượng tiêu thụ bình quân đạt 70.000 quả/ngày. Chuỗi liên kết chăn nuôi lợn diển hình là chuỗi tiêu thụ thịt lợn hữu cơ của trang trại Bảo Châu - Sóc Sơn, hiện trang trại đã có cơ sở giết mổ đảm bảo ATVSTP, có trại chăn nuôi lợn theo công nghệ sinh học và 10 cửa hàng tiêu thụ tại các quận nội thành. Bên cạnh đó đang tập trung xây dựng 8 chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm gồm gà đồi Ba Vì; gà đồi Sóc Sơn; vịt cỏ Vân Đình; trứng vịt Liên Châu; vịt Đại Xuyên; gà Mía Sơn Tây;

Bên cạnh kết quả đạt được, sau gần 3 năm thực hiện cũng bộc lộ không ít khó khăn, hạn chế đó là  chăn nuôi quy mô nhỏ, nuôi phân tán trong khu dân cư chiểm tỷ lệ khá cao (60%), môi trường nông thôn ô nhiễm, toàn Thành phố có trên 40.800 hộ có công trình xử lý chất thải chăn nuôi, chiếm tỷ lệ còn thấp (12,5%). Chưa xây dựng được các mô hình trình diễn công nghệ cao tại cơ sở; Tổ chức sản xuất có quy mô lớn song việc liên kết tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều; Giá thức ăn tăng liên tục, giá sản phẩm chăn nuôi ngoài thị trường cao trong khi giá người chăn nuôi xuất bán không ổn định làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý đầu tư, sản xuất. Công tác dự báo về phát triển chăn nuôi, giá cả thị trường, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn hạn chế.

Định hướng và những giải pháp trong thời gian tới của Thành phố Hà Nội sẽ là tập trung triển khai phát triển chăn nuôi theo Quy hoạch đã được phê duyệt. Đến năm 2015 sẽ có 15 xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm với trên 15 ngàn con, 19 xã chăn nuôi bò thịt với 25 ngàn con. Duy trì ổn định về số lượng, nâng cao chất lượng giống đàn lợn đạt 1,6 triệu con, đàn gia cầm đạt trên 20 triệu con. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất giống, tăng cường các giải pháp nâng cao tỷ lệ thụ tinh nhân tạo bò, lợn đồng thời đảm bảo an toàn dịch bênh, vệ sinh môi trường; Đưa chăn nuôi theo hướng áp dụng công nghệ cao, quy mô lớn  đồng thời tăng cướng xúc tiến thương mại, hợp tác với các tỉnh, thành để tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức các Hội chợ  triển lãm giới thiệu sản phẩm, làm tốt công tác tuyên truyền nhằm quáng báo giới thiệu hình ảnh chăn nuôi Hà Nội.

Với những giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc của các cấp các ngành, sự đồng thuận của người dân, chăn nuôi của Hà Nội sẽ có bước tiến mới trong thời gian tới mạng đậm nét của một Thủ Đô ngàn năm văn hiến.

                                                                          Nguyễn Ngọc Sơn-PGĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội


BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 2395
Tổng lượng truy cập: 22200523