Chủ động giám sát, phát hiện, khống chế dịch cúm gia cầm (10/08/2013)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Công điện khẩn chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên chim cút.

 Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 2/7/2013 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở một số hộ chăn nuôi chim cút tại tỉnh Tiền Giang. Số chim cút mắc bệnh và phải tiêu huỷ là hơn 26 nghìn con. Nguy cơ dịch lây lan sang đàn gia cầm rất cao. Mặt khác, theo thông báo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ đầu năm đến nay, Campuchia đã có 14 người nhiễm cúm gia cầm H5N1 và 9 người đã tử vong. Tại Việt Nam có 2 người mắc bệnh và 1 người đã tử vong.

Để chủ động giám sát, phát hiện và khống chế nhanh các ổ dịch cúm trên gia cầm, chim cút, đặc biệt là ngăn chặn không để dịch bệnh trên đàn chim cút lây lan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tỉnh Tiền Giang, tiếp tục tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch; tập trung mọi lực lượng bao vây dập tắt dịch, không để dịch bệnh lây lan rộng; tổ chức tiêu huỷ ngay đàn chim cút mắc bệnh, nghi mắc bệnh; nhanh chóng tiêm phòng cho đàn gia cầm trong khu vực có ổ dịch để bao vây dịch; tiêu độc khử trùng và quản lý chặt chẽ ổ dịch; nghiêm cấm việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra ngoài vùng dịch; tăng cường kiểm tra, giám sát phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh và xử lý kịp thời.

Đối với các tỉnh, thành phố chưa có dịch, khẩn trương chỉ đạo rà soát số cơ sở nuôi chim cút, số lượng chim cút trên địa bàn để theo dõi, quản lý. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện sớm ổ dịch và xử lý kịp thời, đặc biệt tại những khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, nơi có chăn nuôi chim cút; quy định rõ trách nhiệm của cán bộ thú y, chính quyền cơ sở trong việc giám sát, phát hiện và báo cáo ổ dịch kịp thời; tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại tuyến cơ sở.

Tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục trong cộng đồng về sự nguy hiểm của dịch cúm gia cầm. Vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh, thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng, giảm mật độ nuôi trong chuồng, khai báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú ý khi phát hiện gia cầm, chim cút bệnh, chết bất thường.

Chủ động xây dựng kế hoạch nhân lực, kinh phí, phương tiện, dụng cụ, hoá chất để phòng, chống kịp thời khi có dịch xảy ra. Cùng với đó, hệ thống thú y địa phương và các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ gia cầm, sản phẩm gia cầm vận chuyển trong nước cũng như qua biên giới, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm...

HANOIPORNTAL

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 4024
Tổng lượng truy cập: 22313801