Vấn đề sử dụng thức ăn công nghiệp hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản
Để nâng cao năng suất hiệu quả trong nuôi trồng Thủy sản, ngoài các vấn đề như chất lượng giống, mật độ thả, đối tượng cá nuôi, qui cỡ cá giống thì vấn đề sử dụng thức ăn đóng vai trò rất quan trọng.

 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thức ăn công nghiệp bày bán, hạn sử dụng, quá trình nuôi của trung tâm đã khảo nghiệm cho thấy một số loại thức ăn đưa vào nuôi có hiệu quả, khuyến cáo bà con nên dùng đó là: Việc lựa chọn loại cám có thương hiệu và thời gian sử dụng sẽ giúp cho chăn nuôi đàn hiệu quả tốt.Ví dụ như các loại cám: Cám Cargill, Lái Thêu, CP, Greenfeed.
Thời gian nuôi cá lớn nhanh nhất từ tháng 3 (bắt đầu nhiệt độ tăng dần > 20oC) đến tháng 10, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ giảm và vào vụ đông nhiệt độ xuống thấp dưới 20oC cá sinh trưởng chậm và thậm chí ngừng sinh trưởng (trừ một số cá nước lạnh) do vậy đầu tư có hiệu quả phải tăng cường đầu tư nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp từ tháng 3 đến tháng 10.
Chúng ta có thể sử dụng thức ăn công nghiệp cho các loại cá nuôi ăn trực tiếp (trừ một số loại cá bắt buộc ăn động vật) hoặc một số loại cá ăn thức ăn động vật nhưng vẫn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp như cá Lăng, Nheo ... nhưng hiệu quả không cao vì giá thành cao và kéo dài chu kỳ nuôi.Vì giá thức ăn công nghiệp cao do đó chỉ nên đầu tư nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp cho các đối tượng cá nuôi có giá trị kinh tế cao, đối với cá truyền thống như: Trắm cỏ, Chép lai, Rô phi, Trắm đen, Diêu hồng, Rô đồng đầu vuông và giá bán tối thiểu đạt 35.000 đồng/kg.
Thực tế nhiều hộ nuôi hiện nay đầu tư thức ăn nuôi cá chưa đầy đủ cả về số lượng cũng như chất lượng và thời gian cho cá ăn chưa hợp lý gây lãng phí thức ăn và hiệu quả không cao. Do đó, cần lưu ý cho cá ăn đảm bảo yêu cầu 4 định: Định số lượng thức ăn, định chất lượng thức ăn, định vị trí cho cá ăn và định thời gian cho ăn.
Hàng ngày cho cá ăn đảm bảo cá phải no bằng cách nhận biết là sau khi cho cá ăn 1 tiếng đồng hồ mà chúng ta thấy còn dư một ít thức ăn chứng tỏ cá ăn đã no.
Chất lượng thức ăn đảm bảo thơm ngon dẫn dụ cá, không ẩm mốc và đạt hàm lượng đạm nhất định cho từng loại cá nuôi, xin giới thiệu một vài loài cá chủ yếu đang nuôi như sau:
Trắm cỏ, Chép lai: Sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm từ 25% - 28%, hai tháng đầu sau khi thả giống có thể dùng thức ăn công nghiệp 28% đạm, còn lại những tháng sau dùng thức ăn có hàm lượng đạm 22 - 25 %.
Rô phi, Điêu hồng: Hai tháng đầu sau khi thả giống sử dụng thức ăn công nghiệp hàm lượng đạm từ 30- 35%, còn lại dùng thức ăn hàm lượng đạm 28 - 30%.
Trắm đen: Hai tháng đầu sau khi thả giống dùng thức ăn công nghiệp 30 - 32% đạm, còn lại dùng thức ăn loại 28% đạm.
Rô đồng đầu vuông: Hai tháng đầu dùng thức ăn công nghiệp 35% đạm, còn lại dùng thức ăn công nghiệp 30% đạm.
Định vị trí cho cá ăn để chúng ta cho ăn tập trung, tiện cho việc kiểm tra tốc độ sinh trưởng, bệnh cá và lượng thức ăn thừa thiếu hàng ngày kịp thời điều chỉnh.
Định thời gian cho cá ăn: Ngày cho cá ăn 2 lần, buổi sáng sau khi cá hết nổi đầu (nếu có) 8h, buổi chiều 16h. Cho cá ăn đúng giờ để cá ăn tập trung và kích cỡ cá thu hoạch đồng đều.
Khi sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng thủy sản (nuôi thâm canh) chất lượng thịt cá có thể không thơm ngon bằng nuôi cá sử dụng thức ăn phổ thông (như cám gạo, ngô, đậu, khoai, sắn ...). Để khắc phục điều này, có thể sử dụng thức ăn phổ thông cho cá ăn trước khi thu hoạch 1 tháng, chất lượng thịt cá sẽ trở lại bình thường./.
Nguyễn Tiến Thịnh
Trung tâm giống thủy sản

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1979
Tổng lượng truy cập: 22313801