QUẢN LÝ THUỶ SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI-NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý
Thủy sinh vật ngoại lai xâm hại (gồm động vật, thực vật sống trong môi trường nước) là loài thủy sinh vật ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.

 Hiện nay, ở nước ta đã xuất hiện nhiều loài động vật thuỷ sinh ngoại lai, bao gồm: ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, cá chim trắng, tôm hùm đỏ, cá lau kiếng... (theo Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết: trong 50 năm qua, Việt Nam đã nhập 41 loại động vật thủy sinh ngoại lai, trong đó hầu hết là cá). Trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã xuất hiện động vật thuỷ sinh ngoại lai như: rùa tai đỏ, ốc bươu vàng,…chúng đã gây ra những tác hại đáng kể cho nông nghiệp, thuỷ sản và môi trường sinh thái.

Được nhập khẩu vào Việt Nam năm 1986 rồi bắt đầu nuôi ở quy mô công nghiệp năm 1992, ốc bươu vàng đã nhanh chóng lan tràn và phá hại nghiêm trọng lúa, hoa màu tại nhiều địa phương. Gần đây nhất là việc nuôi rùa tai đỏ làm cảnh rộ lên tại nhiều nơi và khi nhận thấy những tác hại mà loài rùa này mang lại thì chúng đã nhanh chóng phát triển lan tràn lấn át các quần thể khác,... Tác động mà các loài thuỷ sinh vật ngoại lai gây ra đối với môi trường sống rất đa dạng như: cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sống; ăn thịt các loài khác; giao phối với các loài bản địa dẫn đến lấn áp, ức chế hoặc tiêu diệt các loài sinh vật bản địa, đưa đến phá vỡ cân bằng sinh thái; phá hủy hoặc làm thoái hóa môi trường sống; truyền bệnh và ký sinh trùng.

Nhiều loài ngoại lai xâm hại không biểu hiện tác hại của chúng ngay sau khi xâm nhập vào môi trường sống mới mà thường trải qua một giai đoạn “ủ bệnh”. Giai đoạn  này dài hay ngắn tùy thuộc vào từng loài cũng như vào đặc điểm môi trường mà chúng xâm nhập vào.

Thủy sinh vật ngoại lai được di nhập vào Việt Nam thông qua nhiều con đường: theo dòng chảy của nước biển hoặc theo dòng chảy của sông, bám theo các phương tiện vận chuyển và chủ yếu là du nhập bởi con người với mục đích phát triển kinh tế, làm cảnh, làm thức ăn chăn nuôi... thông qua nhập khẩu chính thức hoặc nhập lậu.

Nguyên nhân làm lan tràn, phát tán các loài sinh vật ngoại lai là do sự thiếu thông tin của người dân về các loài này, chưa hiểu rõ các quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý sinh vật ngoại lai,... Tại thông tư số: 53/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT qui định về việc quản lý các loài thuỷ sinh vật ngoại lai tại Việt Nam có một số yêu cầu sau:

- Chủ sở hữu (là tổ chức, cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt loài thủy sinh vật ngoai lai) phải làm thủ tục đăng ký lưu giữ thuỷ sinh vật ngoại lai;

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất, hàng năm cho cơ quan quản lý chuyên ngành. Chấp hành sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Nghiêm cấm chủ sở hữu tự ý phóng sinh thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại ra môi trường tự nhiên, khu bảo tồn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi này,...

          Quản lý tốt thuỷ sinh vật ngoại lai không chỉ là vấn đề của các bộ, ban, ngành mà còn là của cả cộng đồng. Do đó việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của loài này; tổ chức đào tạo, tập huấn hướng dẫn kiểm soát và diệt trừ một số loài ngoại lai xâm hại tới cán bộ và người dân,… là một việc làm cần thiết và cấp bách.

                                                             Tạ Văn Sơn - Chi cục Thuỷ sản Hà Nội

Chi cục Thủy sản

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 3451
Tổng lượng truy cập: 22313801