Chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm A/ H7N9 trên địa bàn thành phố Hà Nội
Theo thông báo của Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, dịch bệnh Cúm gia cầm diễn biến phức tạp. Dịch Cúm gia cầm xảy ra ở 4 tỉnh Tây Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang và Điện Biên làm 11.085 con gia cầm mắc bệnh, chết 3.438 con. Đặc biệt dịch cúm A/H7N9 đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và có nguy cơ lây lan vào Việt Nam do nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm.

 Thực hiện công điện số 487/ CĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai quyết liệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; Công điện số 08/ CĐ- BNN-Ty ngày 04/4/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua các tỉnh biên giới;  Công văn số  492/SNN-CN, ngày 25/3/2013 của Sở NN&PTNT Hà Nội về việc tăng cường công tác phòng chống dịch Cúm gia cầm, LMLM gia súc và Tai xanh ở lợn;

Chi cục Thú  y Hà Nội đã tập trung chỉ đạo, triển khai các giải pháp sau:

1. Quản lý giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh trên đàn gia cầm:

- Chỉ đạo Ban Thú y cơ sở kiểm tra dịch bệnh đến từng hộ chăn nuôi để phát hiện sớm dịch bệnh, đồng thời hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, chủ động khai báo khi có gia cầm ốm với Ban thú y để kiểm tra xác minh, hướng dẫn các biện pháp xử lý.

- Chủ động lấy mẫu giám sát sự lưu hành của vi rút cúm gia cầm tại các vùng chăn nuôi gia cầm tập trung như Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Thanh Oai..; các chợ buôn bán gia cầm sống, các cơ sở giết mổ . Từ tháng 1/ 2013 đến nay đã lấy 2500 mẫu Swab để kiểm tra, kết quả có 50 mẫu dương tính cúm A; tuy nhiên âm tính với cúm A/H5N1 và âm tính với cúm A/H7N9.

Trong thời gian tới tiếp tục phối hợp với Viện thú y quốc gia giám sát lưu hành vi rút cúm H7N9 tại một số chợ bán gia cầm sống và các cơ sở giết mổ để cảnh báo sớm dịch bệnh và chủ động phòng chống dịch.

2. Triển khai tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia cầm, đặc biệt vắc xin Dịch tả vịt, Vắc xin Newcastle, Gumbro, Cúm gia cầm để hạn chế sự lây lan khi có dịch H7N9 xẩy ra.

3. Định kỳ tổ chức vệ sinh tiêu độc môi trường, đặc biệt các vùng có ổ dịch cũ, nơi chăn nuôi tập trung, các chợ, các cơ sở giết mổ gia cầm, cơ sở ấp trứng gia cầm.

4. Quản lý chặt chẽ việc kiểm dịch vận chuyển - kiểm soát giết mổ- vệ sinh thú y; duy trì hoạt động các Chốt kiểm dịch liên ngành , phối hợp với các Ngành chức năng thanh tra, kiểm tra xử lý các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm nhập lậu, gia cầm không rõ nguồn gốc.

5. Tập huấn cho toàn bộ Nhân viên thú y xã, phường, thị trấn cách nhận biết bệnh cúm gia cầm, quy trình xử lý ổ dịch để chủ động xử lý khi có dịch xẩy ra. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thông tin tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch, cơ chế chính sách hỗ trợ của thành phố để người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh; khuyến cáo người tiêu dùng không mua bán, tiêu thụ gia cầm nhập lậu, gia cầm không rõ nguồn gốc....

                                                                         Cấn Xuân Bình-Chi cục Thú y Hà Nội

Chi cục Thú y

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 2667
Tổng lượng truy cập: 22313801