Quy hoạch có tổng vốn đầu tư thời kỳ 2012-2020 khoảng 11.814 tỷ đồng, nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2012-2020 đạt khoảng 1,6%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 1,4%/năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong toàn ngành nông nghiệp năm 2020 chiếm trên 54% giá trị sản xuất nông nghiệp; đến năm 2030, cơ cấu ngành chăn nuôi chiếm khoảng 58% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nhóm chăn nuôi gia súc đạt 61% vào năm 2020 và 50% vào năm 2030; Cơ cấu nhóm ngành chăn nuôi gia cầm đạt 20% vào năm 2020 và 25% vào năm 2030; Cơ cấu nhóm sản phẩm không qua giết thị đạt 18% năm 2020 và đến năm 2030 đạt 24%. Đến năm 2020, mức tăng trưởng số lượng trại chăn nuôi xa khu dân cư hàng năm đạt trên 4%/năm; đưa tỷ trọng sản phẩm hàng hóa chăn nuôi trang trại tập trung trong Thành phố đạt trên 70% vào năm 2020 trong tổng sản phẩm ngành chăn nuôi.
Theo Quy hoạch, tiểu vùng gò đồi (gồm các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây), định hướng phát triển tập trung các sản phẩm chăn nuôi chủ lực là bò thịt, bò sữa, lợn thịt, các loại con nuôi đặc sản; Vùng đồng bằng, đối với vùng cao (gồm các huyện huyện Chương Mỹ, Gia Lâm, Quốc Oai, Mê Linh, Thanh Oai, Đông Anh), tập trung phát triển chăn nuôi gà, lợn; đối với vùng thấp trũng (gồm các huyện Ứng Hòa, Phú Xuyên, một phần huyện Mỹ Đức) tập trung nuôi thủy cầm theo hướng trang trại chăn nuôi kết hợp với thủy sản; Vùng bãi ven sông (sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Đà, sông Tích), tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại gắn với việc bảo vệ vành đai xanh của Hà Nội, các loại con nuôi chủ yếu là bò thịt, bò sữa, lợn, gà.
Về quy hoạch tổng đàn: đến năm 2020, tổng đàn lợn đạt 1,4-1,5 triệu con; tổng đàn gia cầm trên 15 triệu con; đàn bò đạt 170-175 nghìn con.
Theo Đồ án này, đến năm 2020, sẽ quy hoạch thêm 69 khu chăn nuôi công nghiệp tập trung tại các huyện: Thường Tín, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Đan Phượng, Ba Vì, Quốc Oai, Đông Anh, Sóc Sơn, Thạch Thất, Mê Linh và Phúc Thọ. Dự kiến, đến năm 2020, toàn thành phố sẽ có 1.500 trang trại.
Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch đã đề ra một số giải pháp chủ yếu như: Giải pháp về giống; về thức ăn chăn nuôi; tăng cường công tác thú y; ứng dụng khoa học, công nghệ; giải pháp về chính sách; các biện pháp hạn chế tác động gây ô nhiễm môi trường,…
UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã cùng các cơ quan có liên quan cụ thể hóa các nhiệm vụ, các giải pháp thực hiện Quy hoạch.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)