Chủ động phòng, chống nắng nóng cho động vật thủy sản

Thời tiết miền bắc đang trong thời gian cao điểm của mùa hè, xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ có ngày lên cao trên 40oC. Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới động vật thủy sản nuôi như: làm giảm khả năng bắt mồi, giảm sức đề kháng, nảy sinh dịch bệnh và có thể gây chết đột ngột động vật thủy sản,…

 

                                                                   
 Ảnh . Cá chết do nắng nóng

Để chủ động phòng, chống nắng nóng, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất có thể xảy ra do nắng nóng kéo dài gây ra đối với động vật thủy sản nuôi, người nuôi trồng thủy sản cần lưu ý một số biện pháp phòng, chống nóng cho cá như sau:

- Cần tẩy dọn sạch sẽ, nạo vét bùn đáy ao, chỉ để lượng bùn vừa phải từ 15 – 20cm, sau đó phơi nắng đáy ao thật kỹ trước khi đưa vào nuôi quản lý tốt đáy ao nuôi trong quá trình nuôi;

- Mật độ cá, tôm thả ương nuôi, mật độ trứng ấp không nên quá dày để bảo đảm môi trường đủ oxy;

- Trong vận chuyển cá tôm phải chọn thời tiết có nhiệt độ thích hợp (sáng sớm hoặc chiều tối), nếu nhiệt độ quá cao, phải có biện pháp xử lý hạ nhiệt khi vận chuyển bằng đá lạnh;

- Kiểm tra bờ, cống ao tránh rò rỉ mất nước, đảm bảo mực nước trong ao nuôi từ 1,5m trở lên. Đối với những ao nước thấp không có điều kiện bơm kích nước có thể thả các loài cây thủy sinh như: bèo tây xung quanh ao để làm chỗ chú nóng cho cá, diện tích bèo không quá 20% diện tích mặt nước ao và phải quây chặt, gọn không cho bèo trôi tản trên mặt ao ảnh hưởng oxy trong ao nuôi.

- Quản lý lượng thức ăn và các phụ phẩm cho phù hợp, tránh dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước. Trộn Vitamine C vào thức ăn, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu với stress (sốc) cho cá. Giảm lượng thức ăn khi nhiệt độ nước cao; ngừng cho cá ăn khi nhiệt độ môi trường lên trên 400C;

- Quản lý tốt chất lượng nước ao nuôi, kiểm tra các chỉ số môi trường nước thường xuyên, đặc biệt hàm lượng các loại khí độc NH3, H2S, CH4,…kiểm soát các chỉ số khí độc trong giới hạn phù hợp. Kiểm soát tốt mật độ tảo trong ao nuôi, tránh hiện tượng tảo phát triển quá mức gây mất oxy trong ao.

- Không sử dụng các loại thuốc diệt tảo và hạn chế sử dụng các loại hóa chất có tính diệt khuẩn mạnh như: BKC, TCCA, Clorin,… trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ lên trên 37oC.

 

Ảnh 2. Quạt nước tạo oxy cho ao nuôi

- Tăng cường sử dụng các loại máy quạt nước, máy phun mưa,cả ban ngày lẫn ban đêm để đảo nước tạo oxy cho ao đảm bảo oxy cho cá tránh hiện tượng ngạt khí; giảm nhiệt độ nước tránh hiện tượng phân tầng nước,…

- Thường xuyên kiểm tra ao nuôi, đặc biệt vào ban đêm để có biện pháp xử lý kịp thời khi có trường hợp xấu xảy ra (cá nổi đầu, thiết bị máy móc hỏng, mất điện,…). Tích trữ một số loại thuốc cấp cứu cho cá như: oxy cấp cứu cho cá, các loại Yucca,…

Nguyễn Thị Thùy – Chi cục Thủy sản Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 3723
Tổng lượng truy cập: 28234112