Chuẩn bị ao nuôi là một trong những khâu quan trọng bậc nhất quyết định đến chất lượng môi trường và việc phòng trị bệnh trong quá trình nuôi. Để bắt đầu một vụ nuôi cần chuẩn bị: ao, con giống, thức ăn, các vật tư phục vụ cho quá trình nuôi...
Bờ ao
Với suy nghĩ bờ ao chỉ để giữ nước nên trong quá trình chuẩn bị ao người nuôi thường không quan tâm nhiều. Bờ ao nên quan tâm đến chiều cao để đề phòng lũ lụt, độ bền chắc để tránh bị dò rỉ gây mất nước và vi sinh vật gây hại từ vùng nước khác vào ao nuôi. Khi tẩy dọn bờ ao nên chú ý lấp hết các hang hốc trên bờ vì đó có thể là nơi trú ngụ của các loại động vật gây hại hoặc những mầm bệnh được lưu lại từ vụ nuôi trước đó. Nên cần phải làm phẳng bờ ao và dùng vôi rắc đều lên bờ ao giống như đáy ao. Trên bờ ao hiên nay người nuôi đang tận dụng rất nhiều để chăn nuôi, trồng cây nhưng nếu trồng cây nhiều sẽ ảnh hưởng đến mức độ chiếu sáng trong ao làm cho ao cớm rợp, ảnh hưởng đến khả năng phát triển của tảo, ảnh hưởng đến mặt thoáng của ao, làm giảm quá trình khuếch tán oxy vào nước...nên bờ ao cần được phát quang trong quá trình chuẩn bị.
Đáy ao
Đây là nơi tích luỹ toàn bộ các chất thải của thời gian nuôi trước: chất thải từ thức ăn dư thừa; phân cá thải ra, phân bón và chất thải từ trên bờ thải xuống. Các chất thải đó tích luỹ thành dạng bùn lỏng dưới đáy ao. Đáy ao là nơi thiếu ánh sáng, thiếu oxy do vậy khi các chất độc tích tụ ở đáy ao nó sẽ khó mà giải phóng nếu không có sự tác động từ bên ngoài. Đồng thời với các loại khí độc: H2S, CH4, NH3...Các loại vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ cũng phát triển rất mạnh. Do vậy đáy ao hàng năm cần phải được làm cạn, phơi khô và lạo vét bớt bùn đáy, Đây là biện pháp hữu hiệu để loại bỏ bớt khí độc và vi sinh vật gây bệnh(mầm bệnh) trong ao nuôi. Đáy ao nên để độ đáy bùn khoảng 15 đến 20cm và nên để khô trong thời gian 3-5 ngày trước khi cấp nước vào ao.
Bón vôi
Đây là động tác quan trọng giúp cho việc tiêu diệt các vi sinh vật gây hại trong tầng đáy và giúp cho tầng đáy ổn định trong quá trình nuôi. Trong điều kiện bình thường đáy ao thường mang tính chua (axit), khi bón vôi xuống giúp cho đáy ao giảm tính axit và trở về trạng thái trung tính, đồng thời vôi giữ trong đáy ao sẽ giúp cho việc ổn định môi trường đáy ao và tiêu diệt các vi sinh vật gây hại trong đáy ao. Do vậy, việc bón vôi cho ao là rất cần thiết, lượng vôi dùng trong tẩy dọn ao nên giữ ở mức 10-12kg/100m2.
Lưu ý khi bón vôi: hoà thành nước, té càng đều trên mặt càng tốt, tránh vón cục. Vôi thường phải lưu trong trang trại thường xuyên tuỳ theo diện tích của trang trại. Ngoài việc dùng để khử trùng đáy ao, vôi còn dùng thường xuyên trong việc ổn định môi trường ao nuôi trong quá trình nuôi mà chúng tôi sẽ đề cập đến tác dụng của nó trong những bài tiếp theo.
Nguồn nước
Nguồn nước đưa vào ao nuôi hiện nay thường phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nước phục vụ cho tưới tiêu trong nông nghiệp, lượng mưa. Do vậy việc chuẩn bị nguồn nước cho ao nuôi cũng gặp không ít khó khăn. Nước khi lấy vào ao cần phải lọc kỹ bằng lưới với kích cỡ mắt lưới nhỏ hơn 1mm để lọc cá tạo và cá bột ngoài môi trường ao.
Phương pháp lọc
Dùng lới mắt dày làm thành giai (tráng) hứng ở đầu vòi nước cấp để hứng cá tạp và trứng cá tạp. Kiểm tra giai thường xuyên và loại bỏ cá tạp, rác trong giai và tránh chuột cắn thủng giai.
Nước đưa vào ao cần lưu ý khi chất lượng nước ngoài môi trường tốt mới đưa vào ao. Sau khi đưa nước vào ao cần giữ cho nước trong ao ổn đinh 3-5 ngày để vi sinh vật trong nước phân huỷ các chất ô nhiêm trong ao (quá trình tự làm sạch), cùng với đó nên bật quạt nước để giải phóng các khí độc và tăng cường ôxy cho nước.
Đây là những khâu cần thiết để chuẩn bị vụ nuôi mới. Chúc bà con nuôi trồng thuỷ sản có một năm mới thành công!
Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, nêu cần các hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật, dịch vụ thủy sản người nuôi có thể liên hệ theo địa chỉ Trung tâm giống thủy sản Hà Nội, Thanh Thùy, Thanh Oai, Hà Nội.
Điện thoại: 0433975073, email: tttshanoi@gmail.com.
Ths Nguyễn Khắc Lâm - PGĐ Trung tâm giống Thuỷ sản Hà Nội
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)