CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2018

Thực hiện Chỉ thị số 10/2015/CT-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi tường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông lâm sản, thủy sản; văn bản số 1192/CN-MTCN ngày 18/7/2018 của Cục Chăn nuôi về báo cáo số liệu thống kê về công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi; Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã tổng hợp báo cáo số liệu thống kê về công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội của 18 huyện, thị xã. Kết quả tổng hợp như sau:

1. Công tác thực hiện chiến lược, quy hoạch chăn nuôi, các chính sách phát triển chăn nuôi bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên 332,89 nghìn ha với điều kiện tự nhiên phong phú, đặc điểm địa hình có nhiều vùng sinh thái rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành chăn nuôi. Hà Nội luôn đứng đầu các tỉnh, thành phố trên cả nước về tổng đàn vật nuôi và sản phẩm thịt. Để phát triển mạnh ngành chăn nuôi Thủ đô, bên cạnh những chính sách của Trung ương, thành phố Hà Nội đã ban hành các quy hoạch, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bền vững, bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố như sau:

- Quyết định số 1835/QĐ-UBND ngày 15/02/2013 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020.

- Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 08/7/2015 của HĐND thành phố Hà Nội về một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.

- Nghị quyết số 11/NQ-TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”.

- Kế hoạch số 221/KH-UBND ngày 21/12/2015 của UBND Thành phố về việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chính vì vậy, hiện nay, ngành chăn nuôi Thành phố đã và đang hình thành các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm tập trung theo quy hoạch, ngoài khu dân cư với các trang trại quy mô vừa và lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô và xuất khẩu. Trên địa bàn Thành phố đã hình thành được các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm ngoài khu dân cư:

- 15 xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm có 10.787 con/2.323 hộ nuôi. Sản lượng sữa sản xuất đạt 73,6 tấn/ngày, giá sữa bình quân tại 15 xã đạt 10.391 đồng/kg.

- 19 xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm có 25.547 con/15.434 hộ. Trong đó số hộ chăn nuôi trên 05 con là 630 hộ.

- 13 xã chăn nuôi lợn trọng điểm có 195.622 con /6.698 hộ. Trong đó: 16.365 lợn nái, 176.553 lợn thịt, 404 lợn đực, 2.300 lợn rừng. Quy mô chăn nuôi 29 con/hộ.

- 29 xã chăn nuôi gia cầm trọng điểm có 5.684.676 con/14.633 hộ. Trong đó: gà 4.911.296 con/13.459 hộ và vịt, ngan, ngỗng 773.380 con/1.174 hộ. Quy mô chăn nuôi 405 con/hộ.

- 3.810 trại/trang trại, trong đó có: 31 trại chăn nuôi bò sữa/695 con; 89 trại chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản/2.234 con; 1.185 trại chăn nuôi lợn/491.090 con (lợn nái 45.705 con; lợn thịt 444.612 con; lợn đực 773 con); 2.980 trại chăn nuôi gia cầm/8.190.439 con (1.753 hộ chăn nuôi gà/6.033.088 con; 1.227 hộ chăn nuôi vịt /2.157.351 con).

Tuy nhiên, xu thế phát triển chăn nuôi của Hà Nội thành vùng, xã và những trang trại chăn nuôi quy mô lớn đã nảy sinh vấn đề đáng báo động, đó là sự ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Hoạt động chăn nuôi đã làm phát sinh vào môi trường các chất gây ô nhiễm không khí, đất, nước và tiếng ồn. Ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi đang trở thành một trong những thách thức lớn của thành phố Hà Nội. Trước thực trạng chăn nuôi trên, thành phố Hà Nội đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường chăn nuôi; đồng thời khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp, công nghệ xử lý môi trường trong chăn nuôi… nhằm nâng cao chất lượng môi trường chăn nuôi trên địa bàn Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

2. Thống kê cơ cấu chăn nuôi, quy mô, loại hình chăn nuôi hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội

STT

Loại hình chăn nuôi

Tổng số cơ sở

Trâu

Lợn

Gia cầm

Khác

Số cơ sở

Số con

Số cơ sở

Số con

Số cơ sở

Số con

Số cơ sở

Số con

Số cơ sở

Số con

1

Chăn nuôi trang trại

 2.876

  6

  251

  92

 4.470

 1.192

 552.969

 1.634

8.812.040

  47

 80.468

2

Chăn nuôi nông hộ

408.096

8.183

23.269

53.014

133.987

133.120

1.267.405

163.840

19.330.709

71,179

3.531.740

 

 

 

3. Đánh giá thực trạng và tình hình áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.1. Thực trạng bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

STT

Loại hình chăn nuôi (Theo TT 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011)

Tổng số cơ sở

Có báo cáo đánh giá tác động môi trường (Theo NĐ 18/2015/NĐ-CP)

Có kế hoạch bảo vệ môi trường (Theo NĐ 18/2015/NĐ-CP)

Có công trình xử lý chất thải chăn nuôi

Xả thẳng chất thải chăn nuôi ra môi trường

1

Chăn nuôi trang trại

 2.876

  155

  470

 2 242

  634

2

Chăn nuôi nông hộ

408.096

  87

 1.010

 359.905

 50.687

3.2. Các biện pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi nông hộ

STT

Nội dung

Trâu

Lợn

Gia cầm

Chăn nuôi khác

1

Số hộ chăn nuôi làm đệm lót sinh học

        Số hộ

 22

 155

 607

10.618

 644

   Tổng diện tích (m2)

1.781

3.580

26.489

574.581

16.907

2

Số hộ chăn nuôi có xây dựng công trình khí sinh học (biogas)

15.375

4.985

102.247

1.490

 72

3

Số hộ chăn nuôi ủ/bán/cho phân gia súc, gia cầm

4.019

17.317

12.029

93.661

2.085

4

Số hộ chăn nuôi đã xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học

 145

2.692

196.310

15.013

 102

5

Số hộ chăn nuôi đã xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ khác

 740

1.225

3.540

5.087

50.136

3.3. Các biện pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi trang trại

STT

Nội dung

Trâu

Lợn

Gia cầm

Chăn nuôi khác

1

Số cơ sở chăn nuôi làm đệm lót sinh học

Số cơ sở

 1

 2

 67

 576

 2

Tổng diện tích (m2)

 320

 630

38.530

119.350

 800

2

Số cơ sở có xây dựng công trình khí sinh học (biogas)

 42

 50

1.071

 191

 1

 

 - KT1, KT2, composite

 

 1

 508

 91

 

 

 - Công nghệ HDPE

 1

 1

 59

 35

 

3

Số cơ sở chăn nuôi ủ/bán/cho phân gia súc, gia cầm

 6

 51

 407

1 017

 

4

Số cơ sở chăn nuôi đã xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học

 1

 2

 104

 478

 

5

Số cơ sở chăn nuôi đã xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ khác

 7

 2

 3

 

 1

4. Tồn tại, bất cập và nguyên nhân

* Một số tồn tại, bất cập:

- Công tác phát triển chăn nuôi theo quy hoạch đã được phê duyệt còn chậm dẫn đến tình trạng chăn nuôi tự phát, không theo quy hoạch, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát dịch bệnh, môi trường, an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.

- Chưa có sự thống nhất trong công tác quản lý môi trường chăn nuôi giữa ngành Tài nguyên Môi tường và ngành Nông nghiệp dẫn đến chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường chăn nuôi chưa đồng bộ, thống nhất.

- Việc kiểm tra, giám sát và xử lý của các cấp chính quyền địa phương đối với các cơ sở vi phạm các quy định về môi trường trong chăn nuôi chưa thường xuyên, thiếu tính kiên quyết.

- Nhiều trang trại, hộ chăn nuôi nuôi áp dụng các biện pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi không đúng phương pháp, kỹ thuật, bố trí quỹ đất để xử lý môi trường chưa hợp lý hoặc xả thẳng chất thải trực tiếp ra ngoài môi trường…

- Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường chưa tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động đến người chăn nuôi, doanh nghiệp và toàn xã hội.

* Một số nguyên nhân chủ yếu:

- Một số địa phương chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi, công tác quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

- Việc quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch các khu chăn nuôi còn chậm, chưa đồng bộ và chưa phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương.

- Việc triển khai thực hiện hỗ trợ các công trình xử lý môi trường trong chăn nuôi còn thấp, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục hỗ trợ.

- Thói quen từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, chăn thả tự do (nuôi bò thịt, chăn gà thả vườn,…); đồng thời trình độ của người dân còn hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức trong việc chăn nuôi đúng quy trình, xử lý chất thải chăn nuôi chưa đúng phương pháp, kỹ thuật.

- Do chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải và chi phí vận hành hệ thống xử lý chất thải cao nên các cơ sở thường ít quan tâm đến việc xử lý một cách triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, sử dụng phương thức xử lý môi trường đơn giản, không hiệu quả, thậm chí xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Cơ cấu quỹ đất chưa hợp lý do quỹ đất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn chế, diện tích không đủ lớn để có thể đảm bảo xây dựng được 1 khu xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường chăn nuôi chưa thường xuyên, nội dung, hình thức tuyên truyền chưa phong phú và gắn với thực tiễn…

5. Kiến nghị

- Đề nghị cơ quan trung ương nghiên cứu, ban hành hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực môi trường chăn nuôi thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, mang tính khả thi và hiệu quả cao trong quá trình triển khai thực hiện; cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý môi trường chăn nuôi.

- Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động liên quan đến bảo vệ và xử lý môi trường trong chăn nuôi đảm bảo tính khả thi, đơn giản trong quá trình triển khai thực hiện.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ xử lý môi trường tiên tiến, hiện đại, tận dụng và xử lý triệt để chất thải chăn nuôi, chi phí phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và điều kiện kinh tế của người chăn nuôi./.

Bùi Phùng Khánh Hòa Phòng Chăn nuôi – Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 5892
Tổng lượng truy cập: