Chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn Thành phố

Theo Thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), ngày 01/8/2018, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever - viết tắt là ASF) lần đầu tiên được báo cáo xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc. Tính đến ngày 25/8/2018, đã có 04 ổ dịch Dịch tả lợn Châu Phi được Trung Quốc  báo cáo cho OIE với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy gần 10.000 con. Mặt khác, từ cuối năm 2017 đến nay, đã có 12 quốc gia (bao gồm Trung Quốc, Liên bang Nga, Ba Lan, CH Séc, Hung-ga-ri, Lát-vi-a, Môn-đô-va, Phần Lan, Rô-ma-ni, Nam Phi, U-crai-na và Dăm-bi-a) báo cáo có Dịch tả lợn Châu Phi.

Bệnh Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn (gồm cả lợn nhà và lợn hoang dã), xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Lợn khỏi bệnh lâm sàng có khả năng mang vi rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Hiện nay, chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; Các biện pháp chủ yếu như kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều nước đã và đang áp dụng.

Thực hiện Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY ngày 30/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam; Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội có văn bản số 2438/SNN-CN ngày 04/9/2018 gửi UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trong ngành. Trong đó:

  1. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Tuyên truyền rộng rãi về tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại kinh tế và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để nhân dân biết và thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn lợn, kết hợp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi; Đồng thời không tham gia các hoạt động buôn bán, kinh doanh, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn nhập lậu, không rõ nguồn gôc.

- Chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường công tác theo dõi, giám sát dịch bệnh trên đàn lợn tại địa phương để phát hiện sớm, xử lý kịp thời ngay khi có dấu hiệu của dịch bệnh. Tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn quận, huyện, thị xã.

- Chỉ đạo các ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn trên địa bàn và kiên quyết xử lý nghiêm cá trường hợp buôn lậu lợn, các sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc vào địa bàn Thành phố.

 - Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nội dung công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo chỉ đạo của Trung ương và UBND Thành phố.

2. Chi cục Thú y Hà Nội

-  Xây dựng Kế hoạch, phương án phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.

- Chỉ đạo Trạm Thú y tham mưu UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm, báo cáo và xử lý nhanh, gọn kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.

- Tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn trên địa bàn Thành phố, nếu phát hiện lợn bệnh với các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh Dịch tả lợn Châu phi hoặc đối với lợn, sản phẩm lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc phải lấy mẫu để chẩn đoán, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

 - Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra về sinh thú y. Tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa bàn có nguy cơ cao.

- Tổ chức tốt công tác tiêm phòng đại trà các loại vắc xin đợt 2 năm 2018 cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là đối với Dịch tả lợn và tổ chức tiêu độc môi trường chăn nuôi tại những nơi có nguy cơ cao.

- Phối hợp chặt chẽ với chi cục Thú y/Chăn nuôi thú y các tỉnh trong việc phòng chống dịch bệnh; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

- Chuẩn bị các điều kiện, tra thiết bị để thực hiện theo dói, giám sát và ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Khi phát hiện Dịch tả phải phối hợp, hướng dẫn chính quyền cơ sở tổ chức tiêu hủy, không để giết mổ, bán chạy đồng thời tiến hành tiêu độc môi trường triệt để.

3. Trung tâm Phát triển chăn nuôi; Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

- Phối hợp với Chi cục Thú y Hà Nội trong giám sát, trao đổi, thông tin dịch bệnh, đặc biệt là các hình chăn nuôi lợn, vùng xã chăn nuôi trọng điểm, các Doanh nghiệp, trang trại, Hợp tác xã chăn nuôi.

- Tuân thủ chặt chẽ các quy định về phòng chống dịch khi triển khai các mô hình khuyến nông về chăn nuôi trên địa bàn Thành phố. Đồng thời quán triệt các hộ tham gia mô hình tuân thủ các quy định về phòng chống dịch.

- Thông tin, tuyên truyền về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; thực hiện nhập con giống có nguồn gốc, từ các cơ sở chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh và thực hiện phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Nguyễn Thu Phương - Phòng Chăn nuôi Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 5394
Tổng lượng truy cập: 28234112