Xã Phượng Cách – Quốc Oai – Làm giàu bền vững từ chăn nuôi bò sữa

Đến xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, một trong 19 xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm của Thành phố Hà Nội, chúng tôi thấy được sự phấn khởi hiện lên gương mặt của nhiều người dân nơi đây. Trước tình hình diện tích đất nông nghiệp đang dần thu hẹp, người chăn nuôi xã Phượng Cách đã lựa chọn nghề nuôi bò sữa để làm giàu ngay trên chính quê hương mình.

Khác so với nhiều địa phương có nghề chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Hà Nội, từ năm 2006, xã Phượng Cách đã quy hoạch 26ha làm khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư, trong đó có khoảng 3ha trồng cỏ VA06 làm thức ăn thô xanh cho bò. Toàn bộ khu quy hoạch đã được xây dựng đường bê tông khang trang, sạch sẽ, hệ thống rãnh thoát nước thải. Đến nay, đã có 12 hộ chăn nuôi xây dựng trại chăn nuôi tại khu quy hoạch với tổng đàn là 177 con bò sữa. Trong đó có 7 hộ có quy mô trên 10 con. Điển hình như gia đình ông Dương Văn Hùng hiện đang nuôi 57 con bò sữa. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều được đầu tư khá đồng bộ từ việc xây dựng chuồng trại, khu sân vận động cho bò, diện tích trồng cỏ đến các trang thiết bị phục vụ chăn nuôi như máy cắt cỏ, máy thái cỏ, máy vắt sữa…. Vì vậy, đàn bò sữa tại xã thường ít bị bệnh so với các xã khác, sản lượng, chất lượng sữa cao hơn. Chỉ tính riêng sản lượng sữa bình quân của các hộ tại khu chăn nuôi tập trung mỗi ngày bình quân đạt trên 1,3 tấn/ngày với giá 11.800 kg/kg, tính ra doanh thu bình quân mỗi ngày đạt gần 16 triệu đồng.

Có được những thành quả như ngày hôm nay, người dân xã Phượng Cách không khỏi bồi hồi khi nhớ tới thủa ban đầu khi mới khởi sự nghề chăn nuôi bò sữa. Khi đó vào đầu năm 2001, khi phong trào nuôi bò sữa phát triển mạnh, một số người dân “hiếu kỳ” ở Phượng Cách lên Ba Vì (Hà Nội) mua thử bò về nuôi. Đến khi bắt tay vào chăn nuôi bò sữa, họ mới nhận thấy những khó khăn thực sự do chưa hề có kỹ thuật, trong khi bò sữa lại là đối tượng vật nuôi dễ mắc bệnh, điểm thu gom sữa ở xa,…Được sự đồng hành và hỗ trợ của Trung tâm Phát triển chăn nuôi gia súc lớn Hà Tây (nay là Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội) về quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, phòng trị bệnh cho bò sữa, hạch toán kinh tế và hỗ trợ mua các trang thiết bị, vật tư phục vụ chăn nuôi, thành lập điểm thu gom sữa ngay tại xã Phượng Cách, tổ chức các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm chăn nuôi, triển khai hỗ trợ lai tạo giống bò sữa bằng tinh phân ly giới tính, tinh bò sữa nhập ngoại… Đặc biệt, trong năm 2014, Trung tâm đã triển khai hỗ trợ người chăn nuôi tại xã Phượng Cách hệ thống máy phối trộn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò sữa (TMR) đặt tại trang trại của gia đình ông Dương Văn Hùng chủ động sản xuất thức ăn cho bò sữa, hạ giá thành thức ăn. Từ đó, tay nghề và kinh nghiệm của người chăn nuôi tại xã Phượng Cách – Quốc Oai ngày càng được nâng cao. Phong trào nuôi bò sữa ở Phượng Cách ngày càng nở rộ. Sữa làm ra đến đâu, nhà máy đến thu mua hết đến đó, giá bán ổn định. Không còn lo phải tìm “đầu ra” cho sản phẩm cũng như kỹ thuật chăm sóc, người nuôi bò Phượng Cách yên tâm dồn hết tâm huyết đầu tư vào đàn bò của mình.

Nói về kinh nghiệm với nghề nhiều hộ chăn nuôi tại đây chia sẻ đó là trước tiên phải tâm huyết với nghề, gắn bó với con bò để nó luôn sạch, luôn giữ cho chuồng trại thoáng mát, có khu sân vận động cho bò, cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh, thức ăn tinh. Bên cạnh đó một yếu tố rất quan trọng không được chủ quan là thực hiện thật nghiêm quy trình vệ sinh phòng bệnh. Nếu không làm tốt đồng bộ các quy trình cũng đồng nghĩa với thất bại. Về kỹ thuật chọn giống, họ đều thống nhất quan điểm “Thận trọng mà hiệu quả cao”, số bê cái sinh ra từ bò mẹ trong đàn gần như được giữ lại làm giống luôn để đảm bảo tăng đàn một cách hợp lý, hạn chế tối đa rủi ro về dịch bệnh. Nếu có mua bò giống từ bên ngoài vào thì cũng ưu tiên mua bò tại các tỉnh phía bắc. Chúng đã quen với khí hậu nên dễ chăm sóc hơn.

Vẫn biết nghề chăn nuôi bò sữa vẫn còn nhiều khó khăn vất vả vì giá bò giống giờ đây quá cao trong khi đó giá thức ăn, chi phí vận chuyển, đầu vào cao mà giá sữa thu mua từ các công ty không tăng theo biến động này. Bên cạch đó, thời tiết khí hậu có diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăn nuôi cũng như việc tiêu thụ sữa đặc biệt trong việc phòng chống dịch bệnh. Song những chủ trương, chính sách phát triển chăn nuôi của UBND xã Phượng Cách, ngành nông nghiệp và thành phố Hà Nội cùng với lòng yêu nghề, quyết tâm gắn bó với nghề hy vọng phong trào chăn nuôi bò sữa tại xã Phượng Cách sẽ ngày một đi lên.

Nguyễn Thị Phương Thúy - Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 7106
Tổng lượng truy cập: 28234112