BIỆN PHÁP PHỤC HỒI SẢN XUẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN SAU NGẬP, ÚNG.

Do mưa lớn kéo dài kèm theo lũ từ 19-21/7/2018 đã gây ngập úng diện tích nuôi trồng thủy sản tại một số huyện trên địa bàn Hà Nội như Chương Mỹ, Quốc Oai, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất... làm thất thoát thủy sản nuôi và ảnh hưởng đến môi trường nước nuôi thủy sản.

Để chủ động phòng chống mưa bão, lũ lụt có thể xảy ra trong thời gian tới và góp phần giảm thiểu thiệt hại gây ra đối với nuôi trồng thủy sản, ngày 23/7/2018 Chi cục Thủy sản đã ban hành công văn số 373/CCTS-NTTS về việc phục hồi sản xuất nuôi trồng thủy sản sau ngập úng gửi UBND các quận, huyện, thị xã có NTTS. Theo đó các hộ nuôi trồng thủy sản bị ngập, úng cần lưu ý một số biện pháp sau để khắc phục hậu quả và phục hồi sản xuất nuôi trồng thủy sản sau ngập:

- Tiến hành sửa chữa, gia cố bờ bao, hệ thống  kênh cấp, tiêu nước. Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường ao trước khi tiến hành sản xuất trở lại.

Chỉ thực hiện nuôi thủy sản khi ao hồ đã được chuẩn bị kỹ và cải tạo tốt.

-  Liên hệ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh uy tín có nguồn cá giống đảm bảo chất lượng; tránh nóng vội nuôi cá sớm khi cá giống còn khan hiếm và giá cao dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất.

- Đối với diện tích bị ngập mất toàn bộ: Thực hiện tháo cạn nước, thu toàn bộ cá còn lại (nếu có) trong ao, bắt hết cá tạp, vệ sinh ao và vét bùn chỉ để lớp bùn dày 15-20 cm, sau đó dùng vôi bột để khử trùng ao nuôi với lượng 7-10 kg/100m2,  phơi nắng tối thiếu  từ 5 -7 ngày trước khi lấy nước vào ao nuôi.

- Đối với diện tích bị ngập mất một phần:

+ Những ao bị ảnh hưởng do nguồn nước ô nhiễm nặng (quá đục, đen, có mùi hôi,...): cần nhanh chóng chuyển toàn bộ lượng cá còn lại trong ao sang diện tích khác có chất lượng nước đảm bảo; sau đó cải tạo ao nuôi theo quy trình rồi mới thả cá trở lại ao nuôi.

+ Những ao có chất lượng nước đảm bảo: Kéo lưới kiểm tra để loại bỏ cá tạp và ước lượng số cá còn lại. Tiến hành khử trùng nguồn nước, thả bổ xung cá giống vào ao cho đủ mật độ và cơ cấu cá thả.

- Quản lý, chăm sóc cá nuôi:

+ Tăng cường sử dụng thức ăn công nghiệp, thức ăn tổng hợp, thức ăn tinh đảm bảo chất lượng, đủ số lượng theo yêu cầu kỹ thuật; bổ xung Vitamin C vào thức ăn cho cá để tăng cường sức đề kháng.

+ Quản lý môi trường và phòng trị bệnh: thực hiện tốt việc bổ xung và thay nước theo yêu cầu cụ thể của từng ao, định kỳ bón vôi bột 2-3 tuần/lần với lượng 2-3 kg/100m3 nước ao hoặc chế phẩm sinh học, hoá chất (có trong danh mục cho phép sử dụng tại Việt Nam) để xử lý môi trường và phòng trị bệnh cho đàn cá nuôi.

Với các biện pháp trên, hy vọng người NTTS trên địa bàn Hà Nội sớm khắc phục hậu quả sau ngập úng và phục hồi sản xuất nuôi trồng thủy sản./.

Nguyễn Thị Thùy – Chi cục Thủy sản Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 6180
Tổng lượng truy cập: 28234112