Theo kế hoạch, trước hết sẽ kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp. Cùng với đó là xây dựng kế hoạch, phương án, lực lượng, vật tư, hoá chất để chủ động ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra; chính quyền các cấp chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ, đột xuất việc triển khai công tác phòng, chống dịch...
Nhiệm vụ tiếp theo, bằng nhiều hình thức, kịp thời thông tin chính xác và dễ hiểu về tính chất nguy hiểm, cũng như các biện pháp phòng, dịch bệnh gia súc, gia cầm để người dân biết và tự giác thực hiện. Tránh gây tư tưởng hoang mang trong nhân dân. Ngoài ra, hướng dẫn dấu hiệu để nhận biết dịch bệnh, các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm để người dân tự bảo vệ bản thân, cộng đồng và chủ động phòng, chống dịch bệnh.
Liên quan đến công tác tiêm phòng vắc xin, UBND TP thống nhất tổ chức tiêm phòng đại trà cho gia súc, gia cầm làm 2 đợt (đợt một từ tháng 3 đến tháng 4/2013; đợt hai từ tháng 9 đến tháng 10/2013). Ngoài ra tổ chức tiêm phòng bổ sung cho các đối tượng gia súc, gia cầm nhập mới, chưa được tiêm và gia súc, gia cầm đến thời gian tiêm nhắc lại theo quy định của Cục Thú y từ ngày 20 đến 25 hằng tháng. Cơ quan chức năng sẽ kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện tiêm phòng cho gia súc, gia cầm theo quy định...
Về công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, UBND TP chỉ đạo, thực hiện tại các ổ dịch cũ, cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật trên địa bàn thành phố. UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức vệ sinh, tiêu độc định kỳ các khu vực có nguy cơ cao và hướng dẫn tổ chức, cá nhân chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc gia cầm thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng, thu gom chất thải.
Tổ chức kiểm tra, giám sát dịch bệnh từ thôn xóm, hộ chăn nuôi để kịp thời phát hiện dịch bệnh từ cơ sở; thường xuyên lấy mẫu giám sát sự lưu hành của vi rút cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn. Khi có động vật ốm, chết nghi mắc bệnh nguy hiểm phải kịp thời thông báo và áp dụng ngay các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp, không để lây lan ra diện rộng; trang bị phòng hộ an toàn cho người tiếp xúc, làm việc trong khu vực nghị bị dịch, những người tham gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Đồng thời sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm dịch tận gốc đối với động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn. Tăng cường việc kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật tại các chợ, cơ sở giết mổ, kinh doanh, buôn bán, sơ chế động vật và sản phẩm động vật, các cơ sở ấp nở gia cầm, sở sở chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố, quận, huyện, thị xã để tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm... Duy trì hoạt động các chốt kiểm dịch động vật liên ngành của thành phố 24/24h; tăng cường hiệu quả hoạt động của các chốt kiểm dịch liên ngành, đổi kiểm dịch lưu động, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào thành phố... Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm...
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)