Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản chịu được độ mặn trong phạm vi 0,5 - 45‰, thích hợp ở độ mặn 10-15 ‰.
Trước tình hình một số địa phương khu vực phía Nam người dân tự ý đưa tôm chân trắng (TCT) vào nuôi trong vùng nước ngọt, nuôi trong vùng đất trồng lúa và nuôi ngoài vùng quy hoạch đã được phê duyệt gây nên một số bất cập như:
- Tác động rất lớn đối với môi trường và đa dạng sinh học đặc biệt là ảnh hưởng đến sự sụt lún đất trong khu vực, gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh;
- Năng suất, sản lượng, chất lượng TCT thương phẩm nuôi trong nước ngọt kém hơn so với nuôi nước lợ, giá bán thấp hơn, khi nhu cầu xuống thấp, giá không ổn định người nuôi có nguy cơ không tiêu thụ được sản phẩm và thua lỗ;
- Phá vỡ quy hoạch nuôi tôm đã được phê duyệt do đó khó kiểm soát được tình hình sản xuất thực tế;
- Cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm không phù hợp và người dân chưa có kinh nghiệm nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt, chi phí đầu tư trong quá trình nuôi cao, nguy cơ bùng phát dịch bệnh mọi thời điểm và khó kiểm soát dẫn đến rủi ro lớn cho người dân. Các mầm bệnh mới từ TCT có thể lây lan cho các đối tượng nuôi truyền thống như tôm càng xanh hay các loài thủy sản khác;
Trước thực trạng trên, Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp&PTNT đã chỉ đạo việc quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt tại văn bản số 6825/BNN-TCTS ngày 16/8/2017. Để việc nuôi tôm thẻ chân trắng không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái (phá vỡ quy luật tự nhiên) và gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến diện tích vùng lúa và các cây trồng khác xung quanh, Chi cục Thủy sản đã ban hành văn bản số 118/CCTS-QLNT ngày 26/02/2018 về việc tăng cường quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt , đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện một số nội dung sau:
1. Quản lý, không cho các cơ sở, các hộ dân trong địa bàn nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt. Đối với các cơ sở, các hộ dân nếu đã nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt, yêu cầu người nuôi cam kết sau khi thu hoạch không nuôi trở lại, không để phát sinh thêm diện tích nuôi mới.
2. Tiếp tục tuyên truyền để người dân nắm được ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài của việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
3. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những hành vi cố tình vi phạm về nuôi tôm nước lợ (tôm thẻ chân trắng) trong vùng nước ngọt nhất là các vi phạm về thực hiện quy hoạch thủy sản của Thành phố, về bảo vệ môi trường, về sử dụng chất cấm trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)