Thứ nhất: Trong quá trình nuôi việc đầu tư thức ăn tinh (cám công nghiệp), thức ăn xanh, phế phụ phẩm nông nghiệp cho cá ăn sử dụng không hết, lượng phân thải của cá và phân bón, sau một thời gian sẽ tạo ra lượng bùn lớn trong ao, lâu ngày chúng ta không có điều kiện vét bùn là cơ sở để mầm bệnh phát triển và lưu lại trong bùn ao. Một số vùng nuôi còn kết hợp chăn nuôi thủy cầm hay tận dụng nguồn phân thải của chuồng trại xả trực tiếp xuống ao nuôi không qua xử lý dẫn đến cá nuôi bị bệnh chết hàng loạt ảnh hưởng đến năng suất hiệu quả.
Thứ hai: Bên cạnh đó có ao nuôi hết vụ này đến vụ khác cơ cấu giống cá thả ghép trong ao nuôi có cùng dòng họ, như những ao thả ghép cá trắm cỏ, chép lai, trôi, mè (các loài cá này có cùng dòng họ cá Chép) hoặc chỉ thả chuyên cá Rô phi thì cơ hội cho mầm bệnh từ vụ thả trước lưu lại để gây bệnh cho vụ sau là khó tránh khỏi.
Thứ ba: Vấn đề cơ cấu thả ghép các loại cá trong ao nuôi với quan điểm từ trước đến nay là để tận dụng thức ăn dư thừa của đối tượng nuôi chính và tận dụng hết các tầng nước trong ao mà chưa chú ý đến cơ sở khoa học ghép các loài cá khác họ với nhau. Để khắc phục tình trạng trên, bà con chăn nuôi thủy sản cần lưu ý thực hiện giải pháp kỹ thuật sau:
Một là: Về hình thức nuôi luân canh: Cần áp dụng nuôi không quá 3 vụ liền cho các đối tượng cá nuôi có cùng họ, chẳng hạn chúng ta có thể nuôi liền ba vụ nuôi Rô Phi thì phải chuyển sang nuôi cá chép lai, trắm cỏ, cá trôi hoặc ngược lại, hoặc nuôi cá Lăng đen hay chuyển sang nuôi cá rô đồng, cá quả …
(Một ao không nên thả liền ba vụ cho một đối tượng cá nuôi)
Hai là: Thả ghép các đối tượng cá trong cùng ao nuôi phải khác loài cá có cùng họ để triệt tiêu mầm bệnh vì mầm bệnh của đối tượng nuôi chính có thể là thức ăn của đối tượng nuôi ghép. Ta có thể ghép nuôi một số loài cá trong một ao chẳng hạn như: Nuôi Cá Chép thả ghép với cá Rô phi cá mè, hoặc nuôi Cá Trắm cỏ ghép với cá Lăng đen, Rô phi, Diêu hồng, Mè, Chép hay nuôi Tôm thả ghép cá Rô phi nuôi trong giai sẽ triệt tiêu bệnh phát sáng của Tôm…
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)