LÀM GIÀU TỪ NUÔI TÔM CÀNG XANH THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT
Gần đây với tình hình dịch bệnh, thời tiết  biến đổi  bất thường, chi phí sản xuất ngày càng tăng, giá cả lên xuống bấp bênh, đã làm cho nghề nuôi thủy sản cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng nhất là nghề nuôi cá gặp nhiều khó khăn, nhiều bà con đã ngừng sản xuất, bỏ ao trống, hoặc chuyển đổi sang ngành canh tác khác.

Mặc dù vậy, anh Nguyễn văn Nam tại thôn 3 Đông Mỹ - Thanh Trì  đã không dừng bước, không nỡ để “đồng hoang, ao trống” mà tiếp tục tìm tòi, học hỏi những tiến bộ kỹ thuật để tích lũy kinh nghiệm. Trong đó, Nuôi tôm càng xanh đã được anh lựa chọn. Đây là đối tượng nuôi có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái, khí hậu tại địa bàn và là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định.

 

Sau nhiều năm tự tìm hiểu và thực hiện “ Nuôi tôm càng xanh trong ao đất”, anh  phấn khởi cho biết: Năm nay gia đình tôi đã mạnh dạn thả nuôi 50.000 con tôm giống trên diện tích ao 5.000m², với tỷ lệ nuôi sống đạt khoảng 60%, trọng lượng tôm bình quân 35gram - 40gram/con, giá bán 170.000 đồng/kg, lợi nhuận đạt 80 triệu đồng sau khi đã trừ hết chi phí.

Thu hoạch tôm càng xanh

Theo anh Nam, trong quá trình nuôi bằng kinh nghiệm và tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như sử dụng chế phẩm sinh học trong quản lý sức khỏe tôm nuôi, thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường (pH, Oxy, NH­­3/NH4…) của ao nuôi, sử dụng và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm…, sẽ góp phần hạn chế rủi ro do bệnh. Ngoài sử dụng thức ăn công nghiệp anh còn cho tôm ăn kết hợp thức ăn tươi sống như cá băm nhỏ, nhằm hạn chế chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Qua quá trình nuôi anh cũng cho biết gặp một số trở ngại: Trong thời gian nuôi từ lúc đầu thả giống đến tháng thứ ba tôm đực và tôm cái lớn tương đương nhau. Sau 3 tháng tôm cái ôm trứng, chậm lớn, nếu nuôi chung tôm đực tôm cái sẽ ăn tôm đực dẫn đến hao hụt lớn giảm lợi nhuận. Vào thời điểm đó anh phải tiến hành đánh tỉa thu tôm cái trước sau đó lại tiếp tục nuôi tôm đực. Anh chia sẻ: để nâng cao năng xuất hơn nữa  bà con cần :

- Con giống lúc đầu thả nên chọn tôm giống toàn đực để tránh hao hụt.

- Trong quá trình nuôi nên chú ý quan sát xem tôm chuẩn bị lột vỏ thì tác động chế phẩm sinh học để tôm lột vỏ đồng đều tránh tôm ăn lẫn nhau.

- Sau 3 tháng trở ra nên kết hợp thức ăn công nghiệp với thức ăn tươi sống để giảm giá thành. Tỷ lệ là 40% công nghiệp cho ăn vào buổi tối tầm từ 22 giờ và 60% thức ăn tươi sống như ( cá tạp băm nhỏ, ốc bưu vàng....) cho ăn vào sáng và chiều.

- Sau 6 tháng nuôi tôm đạt 35g – 40g thì bắt đầu thu hoạch. Trước khi thu nên chọn thời điểm lúc tôm lột xác ít nhất trong cơ cấu quần đàn nhằm thu lại lợi nhuận cao nhất, và lúc này chất lượng sản phẩm cũng tốt nhất.

Với kinh nghiệm của mình anh cho biết: Đầu tư vào nuôi tôm càng xanh trong thời điểm hiện nay là rất thích hợp. Đây là đối tượng sinh trưởng và phát triển rất tốt, trong quá trình nuôi hầu như không phải sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi. Chi phí thức ăn cũng cũng rẻ nhờ kết hợp thêm cả thức ăn  tươi sống. Đầu ra luôn ổn định. Đây là đối tượng mà bà con ta nên lựa chọn.

Nuôi tôm càng xanh trong ao đất đã phần nào giúp anh cải thiện chất lượng cuộc sống và góp phần thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng gia tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

Trần thị Thúy – Trung tâm Giống thủy sản Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 10551
Tổng lượng truy cập: 28234112