Hiệu quả Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm năm 2017 tại Hà Nội
Năm qua mặc dù có nhiều khó khăn do diễn biến thời tiết khí hậu bất thường, giá cả thị trường quá nhiều biến động, nhất là thời điểm Quý I/2017 giá thịt lợn giảm sâu chưa từng có trong lịch sử. Bên cạnh đó phương thức chăn nuôi trên địa bàn thành phố tỷ lệ còn cao trên 60 % song với sự cố gắng nỗ lực của các cấp các ngành, chăn nuôi của Thành phố vẫn tiếp tục phát triển tăng cả về số lượng và chất lượng. Tổng đàn gia súc, gia cầm của Hà Nội luôn đứng ở tốp đầu cả nước với đàn trâu bò 164.200 con; lợn trên 1,6 triệu con; gia cầm 29 triệu con trong đó gà 19,5 triệu con; đàn chó mèo 412.751 con. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 55% giá trị GDP trong sản xuất nông nghiệp.

Để có được kết quả trên phải kể đến những đóng góp không nhỏ của ngành Thú y trong việc thực hiện những giải pháp đồng bộ từ giám sát dịch bệnh tại cơ sở đến tổ chức tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc, quản lý hoạt động kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

Công tác tiêm phòng triển khai đúng kế hoạch và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đàn trâu bò đã tiêm 424.490  lượt con (trong đó tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng 328.752 lượt con, đạt 99% kế hoạch; vác xin Tụ huyết trùng tiêm 95.738 lượt con). Đàn lợn đã tiêm 5.344.809 lượt con (tiêm phòng các loại vác xin lở mồm long móng, tai xanh, tụ huyết trùng, đóng dấu, dịch tả, phó thương hàn ...). Đàn gia cầm đã tiêm 38.630.814 lượt con (tiêm phòng các loại vác xin cúm, tụ huyết trùng, gumboro ...). Đàn chó mèo tiêm phòng vắc xin Dại 393.462 lượt con; đạt 91,9% kế hoạch. Giám sát dịch bệnh một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm chủ động công tác phòng chống dịch bệnh nhất là các dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng. Năm qua Chi cục Thú y đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước lấy 5.075 mẫu giám sát sự lưu hành của vi rút Cúm gia cầm A/H5N1, H5N6, H7N9, vi rút cúm lợn và vi rút LMLM tại các chợ buôn bán gia cầm, hộ chăn nuôi, lò mổ. Lấy 3.670 mẫu huyết thanh gia súc, gia cầm sau tiêm phòng để kiểm tra hiệu giá kháng thể. Kết quả tỷ lệ mẫu huyết thanh dương tính, bảo hộ đạt 65,4 - 98,3%, với tỷ lệ này đảm bảo yêu cầu  trong quá trình tổ chức tiêm phòng đàn gia súc gia cầm.

Vệ sinh khử trùng tiêu độc, phối hợp với UBND các cấp thực hiện 06 đợt vệ sinh tiêu độc với tổng diện tích phun 277.127.600 m2, tổng số hóa chất đã cấp 205.300 (lít, kg). Bên cạnh đó, UBND quận, huyện thị xã hỗ trợ 1.334 tấn vôi bột và  khoảng 1,4 tỷ đồng chi cho các hoạt động về tổ chức tổng vệ sịnh tiêu độc tại các cơ sở. Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, nắm 2017 đã trung hướng dẫn cấp mới cho 18 cơ sở, gia hạn cho 03 cơ sở, tính đến nay đã duy trì 41cơ sở ATDB. Về hoạt động kiểm dịch vận chuyển động vật năm 2017 gặp nhiều khó khăn do theo quy định mới của Luật Thú y bãi bỏ kiểm dịch nội tỉnh song ngành Thú y đã tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ. Kiểm dịch nhập về cơ sở với số lượng trâu, bò 63.157 con, giảm 25,16 % so với năm 2016; Lợn 1.197.930 con, tăng 2,96 % so với năm 2016; Gia cầm 11.716.714 con, giảm  25,98 % so với năm 2016; Trứng gia cầm 13.534.500 quả, giảm 83,28 % so với năm 2016. Kiểm dịch xuất ra ngoài cơ sở với trâu, bò 4.248 con, giảm 90,55 % so với năm 2016; Lợn 599.549 con giảm 59,54 % so với năm 2016; Gia cầm 40.055.750 con, giảm 20,08 % so với năm 2016; Động vật khác các loại 75.626 con, tăng 58,31% so với năm 2016; Trứng gia cầm 1.569.059 quả, giảm 99,39 % so với năm 2016; Thịt động vật các loại 46.962.539 kg, giảm 27,58 % so với  năm 2016.

Hoạt động kiểm soát giết mổ, năm 2017 đã tạo được nhiều điểm nhấn đó là sự vào cuộc của các cấp chính quyền thực hiện việc quy hoạch giết mổ và hình thành các khu giết mổ tập trung. Đến nay Thành phố ban hành Quyết định số 5003/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 5791/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND thành phố về việc phê duyệt Quyết định quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020. Theo đó có 16 điểm giết mổ thuộc 07 huyện được bổ sung quy hoạch (gồm Mỹ Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Đan Phượng, Ứng Hòa, Mê Linh, Thị xã Sơn Tây). Xu thế giết mổ tập trung được các cấp chính quyền quan tâm, người chăn nuôi, người kinh doanh, hoạt động giết mổ đồng thuận cao. Về số lượng đã có nhiều chuyển biến tích cực, trâu, bò 68.348 con, tăng 98,8% so với năm 2016;  Lợn 1.341.587 con, tăng 23,42% so với cùng kỳ năm 2016; Gia cầm 8.838.216 con, tăng 5,34% so với năm 2016; Thực  hiện tốt hoạt động tại các chốt kiểm dịch động vật liên ngành, đã kiểm tra 56.850 lượt phương tiện vận chuyển, trong đó ô tô 35.672 lượt, xe máy 21.178 lượt; Số gia súc, gia cầm được kiểm tra, phúc kiểm là 13.063.645 con.

Bên cạnh đó thực hiện tốt hoạt động quản lý an toàn thực phẩm vừa để đảm bảo cho người tiêu dùng, vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đã kiểm tra và đánh giá 87 cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP 58 cơ sở. Thực hiện ký cam kết với 39 cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, bảo quản kinh doanh sản phẩm động vật đảm bảo an toàn thực phẩm; Lấy 1.746 mẫu nước tiểu, thịt tại các cơ sở giết mổ động vật, cơ sở chăn nuôi, chợ buôn bán thực phẩm để kiểm tra tồn dư chất tạo nạc, ô nhiễm vi sinh vật. Kết quả không phát hiện mẫu tồn dư chất tạo nạc, 02 mẫu nhiễm Salmolela, 04 mẫu giò sống dương tính với hàn the. Thực hiện thống kê, rà soát các cơ sở chăn nuôi, số lượng đực giống trong đó có 38 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có đăng ký kinh doanh do Thành phố cấp; tổng lợn đực giống 4.778 con; bò đực giống 246 con. Tổ chức hướng dẫn, triển khai, kiểm tra công tác quản lý tinh miễn phí tại các huyện, thị xã, đã nghiệm thu 476.415 liều tinh đạt 99,1% kế hoạch; Các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn có giấy đăng ký kinh doanh do thành phố cấp 99 cơ sở. Kiểm tra, đánh giá phân loại được 44 lượt cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, 13 cơ sở chăn nuôi, lấy 35 mẫu thức ăn chăn nuôi gửi kiểm tra đánh giá chất lượng, các chỉ tiêu an toàn (có 05 mẫu thức ăn của 05 công ty  không đúng với tiêu chuẩn công bố); Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho 74 cơ sở; Cấp chứng chỉ hành nghề 350 cơ sở. Kiểm tra và cấp được 235 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.

Đào tạo tập huấn, tuyên truyền, phối hợp cùng cơ quan Y tế, UBND huyện Thường tín tổ chức Diễn tập phòng chống cúm gia cầm tại chợ Hà Vĩ (Thường Tín) với hàng ngàn người tham gia; Tập trung tổ chức, triển khai tập huấn phòng, chống cúm A/H7N9 và các chủng virus Cúm khác; kiến thức chuyên môn và quản lý nhà nước cho các đối tượng có liên quan với 9.958 người tham dự. Tổ chức xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, kết quả 586/604 bài đạt yêu cầu; Tổ chức ký cam kết không sử dụng chất cấm 33 cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi. Tính từ năm 2016 đến nay các cơ sở đã thực hiện ký cam kết đạt 100%;  Phối hợp Kênh truyền hình VTC16 , Đài truyền hình (VTV24) , Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài TH Hà Nội, các Công ty, dự án Lifsap, Hội nghề nghiệp  tổ chức thực hiện nhiều phóng sự, chương trình giới thiệu, hướng dẫn chuyên môn cho người dân  nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức khoa học kỹ thuật để phục vụ sản xuất.

Nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, năm 2017 Chi cục Thú y Hà Nội đã phối hợp cùng Công an Hà Nội, đoàn kiểm tra liên ngành, đoàn kiểm tra của Cục Thú y kiểm tra và xử lý những vi phạm trong công tác giết mổ, vệ sinh thú y, an tòa thực phẩm; Trạm Thú y các quận, huyện, thị xã đã phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành quận, huyện tăng cường kiểm tra và chấn chỉnh vi phạm trong công tác thú y. Kết quả với tổng số buổi kiểm tra là 4.933 buổi. Số lượt cơ sở được kiểm tra là 18.496 lượt cơ sở, so với năm 2016 số lượt kiểm tra giảm 3,8%; nhưng số lượt cơ sở được kiểm tra cao hơn 18,6%; Tổng số các trường hợp xử lý vi phạm 1.530 trường hợp, tăng  9,4% so với năm 2016.  Xử lý vi phạm cảnh cáo  400 trường hợp; tiêu huỷ 294 trường hợp, phạt tiền 846 trường hợp với tổng số tiền 2.506.720.000 đồng.

Tuy nhiên năm 2017 công tác phòng chống dịch bệnh cũng gặp không ít khó khăn, tồn tại hạn chế đó là phương thức chăn nuôi của Hà Nội nhỏ lẻ, tận dụng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao tới 60% và di biến động đàn lớn gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch; Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y triển khai vẫn chưa được triệt để, công tác quản lý về an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập; Ý thức chấp hành các quy định của nhà nước của người chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh chưa cao, thủ đoạn của gian thương ngày càng tinh vi làm cho công tác quản lý dịch bệnh, an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn; Một số địa phương chưa thực sự quan tâm tới công tác thú y hỗ trợ kinh phí chưa kịp thời, chưa đầy đủ, điều kiện làm việc của Thú y cơ sở chưa được đáp ứng nên ảnh hưởng tới tổ chức, triển khai, thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Từ ngày 01/7/2016 Luật Thú y có hiệu lực, dừng kiểm dịch nội tỉnh, do đó rất khó khăn trong công tác kiểm soát, truy xuất nguồn gốc động vật và sản phẩm động vật. Tháng 01/2017 thông tư 285/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí và lệ phí trong công tác thú y có hiệu lực, việc thu phí trong công tác kiểm dịch bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn; Các hộ kinh doanh sản phẩm động vật phần lớn là kinh doanh nhỏ lẻ nên theo phân cấp do xã, phường kiểm tra cấp chứng nhận ATTP. Lực lượng cán bộ chuyên trách về công tác ATTP còn mỏng, hạn chế về chuyên môn nên việc quản lý các cơ sở này gặp nhiều khó khăn.

          Dự báo năm 2018 công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm với nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng trực tiếp và gây bất lợi đến tình hình chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, quản lý dịch bệnh gia súc, gia cầm; Nguy cơ bùng phát dịch bệnh đàn gia súc gia cầm rất cao, nhất là trên đàn lợn và đàn gia cầm (Tai xanh, Lở mồm long móng, Cúm, Gumboro, Dại…); Ngành thú y Hà Nội đã và đang tập trung thực hiện các giải pháp đó là chủ động tham mưu với lãnh đạo các cấp phê duyệt các kế hoạch, ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời, chính xác, sát thực tế. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra đôn đốc, tổng hợp báo cáo, đề xuất các giải pháp giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại các địa phương. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Thú y, Luật An toàn thực phẩm và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong lĩnh vực Thú y và An toàn thực phẩm; các chương trình, kế hoạch hành động do Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Thành phố ban hành. Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của UBND Thành phố, các Sở, Ngành liên quan. UBND câc quận, huyện, thị xã. Nâng cao năng lực cho cán bộ trong hệ thống ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở nhất là mạng lưới thú y xã phường, thôn bản. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thực hiện tuyên truyền sâu rộng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức tuyên truyền khác để cộng đồng dân cư, người chăn nuôi nhận thức và chấp hành đúng Luật Thú y, An toàn thực phẩm.

          Với các giải pháp trên được cac cấp các ngành thực hiện đồng bộ, công tác phòng chống dịch bệnh tiếp tục được thực hiện tốt góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển./.

 

Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 11850
Tổng lượng truy cập: 28234112