Nhằm chủ động ứng phó với thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, Chi cục Thủy sản Hà Nội đã hướng dẫn người nuôi thủy sản các biện pháp phòng, chống rét cho động vật thủy sản (tại công văn số 441/CCTS-QLNT ngày 02/11/2017). Ngày 5/12/2017 Bộ Nông nghiệp và PTNT Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo phòng chống rét trong nuôi trồng thủy sản (tại công văn số 3623/TCTS-NTTS). Sở Nông nghiệp và PTNT đã có công văn số 3222/SNN-CN ngày 13/12/2017 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống rét cho vật nuôi, thủy sản. Theo đó, người nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã tập trung phòng, chống rét ngay từ đầu đợt rét. Đến nay, tại một số nơi trên địa bàn Thành phố có thời điểm nhiệt độ không khí xuống thấp dưới 100C nhưng chưa xảy ra hiện tượng cá chết do rét (do thời gian nhiệt độ xuống thấp ngắn, chỉ tập trung vào ban đêm).
Trong thời gian tới, các hộ NTTS cần tiếp tục thực hiện các biện pháp sau để phòng, chống rét cho thủy sản nuôi:
+ Đối với các ao nuôi thủy sản thương phẩm gần đến kỳ thu hoạch nhưng không có điều kiện chống rét cần tổ chức thu hoạch sớm để không xảy ra hiện tượng thủy sản bị chết rét (đặc biệt các đối tượng như: Rô phi, cá Trê lai, Cá Chim trắng, cá Lóc…chịu rét kém cần thu hoạch sớm).
+ Khi nhiệt độ xuống thấp tuyệt đối không kéo lưới kiểm tra cá hoặc thu hoạch theo cách đánh tỉa thả bù để trách bị xây sát cho thủy sản nuôi nhằm hạn chế bệnh đốm đỏ, lở loét do nấm và các bệnh do ký sinh trùng gây ra.
+ Duy trì mức nước ao nuôi đảm bảo độ sâu từ 1,5-2,0 m để giữ ấm nước ao và làm giảm sự biến đổi đột ngột nhiệt độ môi trường nước. Có thể đào một số hố sâu trong ao từ 2,5-3,0 m, chiều rộng 2,0 – 3,0 m để cá rút xuống trú đông.
+ Dùng các chế phẩm sinh học để xử lý làm sạch nước, gây màu nước nhằm hấp thụ tối đa nhiệt lượng mặt trời.
+ Làm khung và che phủ bề mặt ao bằng nilon hoặc bạt để ngăn gió, giữ ấm cho ao nuôi và tăng khả năng hấp thụ ánh nắng mặt trời bổ sung nhiệt cho ao nuôi (không che sát mặt nước mà để cách mặt nước từ 1,5-2,5m).
+ Các cơ sở nuôi lồng có thể sử dụng nilon sáng màu để phủ kín mặt lồng nuôi hoặc hạ sâu lồng nuôi xuống nếu có thể.
+ Thả bèo lên mặt ao từ 1/2 – 2/3 diện tích mặt nước ao nuôi về phía Bắc. Thả sọt tránh rét cho cá ở góc ao, sử dụng các sợi sọt đan bằng tre nứa, đưa vào các sọt các búi rơm tạo giá thể để cá trú ẩn tránh rét.
+ Ngoài việc sử dụng các loại thức ăn có chất lượng cao thì nên bổ sung thêm Vitamin C lượng 3 - 5g/kg. Định kì 1 tháng/ 1 lần, xay tỏi trộn vào thức ăn phòng bệnh cho cá với lượng 1kg tỏi/ 100kg cá để tăng cường sức đề kháng cho thủy sản nuôi vào những ngày nắng ấm nhiệt độ >150C (cho ăn liên tục trong 3-5 ngày); Khi nhiệt độ nước ao ≤ 150C thì ngừng cho ăn.
+ Hàng ngày theo dõi chất lượng nước, không đưa phân hữu cơ, vô cơ xuống ao. Định kỳ 15-20 ngày/1 lần sử dụng vôi bột với lượng 2-3 kg/100m3 nước ao, té đều xuống ao để khử trùng nước ao nuôi, phòng bệnh cho cá nuôi (hoặc dùng một số hóa chất để khử trùng nước ao nuôi). Thường xuyên quan sát, phát hiện các biểu hiện bất thường trong ao nuôi để tìm biện pháp xử lý kịp thời.
Nếu xảy ra hiện tượng cá chết do rét hoặc bệnh cần báo ngay cho cán bộ Trạm thủy sản (trực thuộc Chi cục thủy sản) hoặc cán bộ thú y để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời và hiệu quả./.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)