Từ ngày 01/4/2016, Chi cục thú y tiếp nhận từ phòng Chăn nuôi Sở và triển khai nội dung: Định kỳ kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi được phân cấp quản lý theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Hàng năm, Chi cục Thú y Hà Nội chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai nhiệm vụ được phân công, kết quả như sau:
1. Công tác tham mưu và chỉ đạo
Chi cục đã xây dựng kế hoạch số số 366/KH-TY ngày 19/4/2016; Kế hoạch số 119/KH-TY ngày 09/02/2017 về về quản lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; Quyết định số 109/QĐ-TY, ngày 22 tháng 4 năm 2016; Quyết định số 47/QĐ-TY, ngày 16/02/2017; Quyết định số 273/QĐ-TY, ngày 06/9/2017 thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá phân loại, lấy mẫu kiểm định chất lượng phục vụ công tác quản lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
Chỉ đạo phòng chuyên môn; đơn vị trực thuộc tham mưu, phối hợp với các phòng, ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.
2. Kết quả thực hiện
2.1. Rà soát thống kê các cơ sở
Chi cục đã Thống kê các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có đăng ký kinh doanh do Thành phố cấp phép, cụ thể:
- Đối với các cơ sở chăn nuôi: Tổng số 38 cơ sở.
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi có giấy đăng ký kinh doanh do thành phố cấp: Tổng số cơ sở: 99 cơ sở.
2.2. Tổ chức ký cam kết, tuyên truyền phổ biến
Từ năm 2016, Chi cục đã tổ chức triển khai tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động chăn nuôi, hoạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi cam kết không kinh doanh, không sử dụng chất cấm, kháng sinh ngoài danh mục.
+ Cam kết của cơ sở, hộ chăn nuôi được 108.039/122.926 hộ chăn nuôi, đạt 88 %.
+ Cam kết của cửa hàng thức ăn chăn nuôi được 1.396/1.409 cửa hàng thức ăn chăn nuôi, đạt 99%.
+ Ký cam kết với 80/99 cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (đạt 80,8%)
- Cấp 150 cuốn sổ tay Hướng dẫn chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc nhai lại; 1000 cuốn Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, khai thác và quản lý lợn đực giống.
2.3. Kết quả kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi theo thông tư số 45/2014/TT-BNN
a) Năm 2016
- Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại được 36 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi; lấy 38 mẫu thức ăn chăn nuôi gửi xét nghiệm chất lượng và các chỉ tiêu an toàn.
- Kết quả: 06 cơ sở xếp loại A, 20 cơ sở xếp loại B (trong đó 02 cơ sở xếp loại C đã khắc phục đạt yêu cầu được chuyển xếp loại B); 03 cơ sở kiểm tra định kỳ vẫn đảm bảo theo quy định của pháp luật; kiểm tra đột xuất 01 cơ sở không có dấu hiệu vi phạm; 04 cơ sở không đánh giá phân loại do đang dừng sản xuất để chuyển địa điểm.
- Kết quả phân tích của 38 mẫu thức ăn chăn nuôi, trong đó:
* Chất cấm và các chỉ tiêu an toàn
+ Chỉ tiêu Salbutamol : 14/14 mẫu âm tính
+ Chỉ tiêu Ractopamine: 12/12 mẫu âm tính
+ Chỉ tiêu Auramine O: 19/19 mẫu âm tính
+ Chỉ tiêu Aflatoxin B1: 02/21 mẫu có phát hiện nhưng chưa vượt quá giới hạn;
+ Chỉ tiêu kháng sinh Tetracyline: 04/21 mẫu có phát hiện nhưng chưa vượt quá giới hạn;
+ Chỉ tiêu kháng sinh Tylosine: 02/21 mẫu có phát hiện nhưng chưa vượt quá giới hạn;
+ Chỉ tiêu Chloramphenicon: 15/15 mẫu KPH;
+ Chỉ tiêu E.coli: 17/17 mẫu không có.
+ Chỉ tiêu Clostridium pefringens: 17/17 mẫu không có.
* Các chỉ tiêu chất lượng: có 05 sản phẩm của 05 công ty có kết quả kiểm nghiệm vi phạm quy định về chất lượng sản – sản phẩm sản xuất không đúng với tiêu chuẩn công bố đối với hàm lượng chất chính.
b) Năm 2017
- Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại được 50 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi; lấy 35 mẫu thức ăn chăn nuôi gửi xét nghiệm chất lượng và các chỉ tiêu an toàn.
- Kết quả: 18 cơ sở xếp loại A; 24 cơ sở xếp loại B; 08 cơ sở thực hiện kiểm tra (không đánh giá) do tạm dừng sản xuất, chuyển địa điểm hoặc không đủ điều kiện.
- Kết quả phân tích các chỉ tiêu an toàn của 29/35 mẫu thức ăn chăn nuôi đã lấy cụ thể như sau:
* Chất cấm và các chỉ tiêu an toàn
+ Chỉ tiêu Salbutamol : 12/12 mẫu âm tính
+ Chỉ tiêu Ractopamine: 19/19 mẫu âm tính
+ Chỉ tiêu Clenbuterol: 13/13 mẫu âm tính
+ Chỉ tiêu Auramine O: 10/10 mẫu âm tính
+ Chỉ tiêu Aflatoxin B1: 26/26 mẫu âm tính
+ Chỉ tiêu kháng sinh Tetracyline: 25/25 mẫu không vượt quá giới hạn.
+ Chỉ tiêu kháng sinh Tylosine: 25/26 mẫu không vượt quá giới hạn; trong đó có 01 mẫu phát hiện kháng sinh Tylosin nhưng Doanh nghiệp không công bố.
+ Chỉ tiêu Chloramphenicon: 25/25 không vượt quá giới hạn;
+ Chỉ tiêu E.coli : 25/25 mẫu không có.
+ Chỉ tiêu Clostridium pefringens: 25/25 mẫu không có.
* Các chỉ tiêu chất lượng: có 05 sản phẩm của 05 Công ty có kết quả kiểm nghiệm vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, sản xuất không đúng với tiêu chuẩn công bố.
2.4. Công tác khác
- Chi cục đã tổ chức Hội nghị đánh giá triển khai công tác quản lý giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn sử dụng thiết bị kiểm tra chất lượng tinh lợn đực giống; nghiệp vụ lấy mẫu thức ăn chăn nuôi cho cán bộ phòng chuyên môn, cán bộ chuyên đề các đơn vị trực thuộc. Tổng số người tham dự là 85 người tham dự.
2.5. Xử lý vi phạm: (Từ năm 2016 đến nay)
- Đã phát hiện và tiêu hủy 2.335 kg thức ăn bổ sung hết hạn sử dụng.
- Chi cục đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 09 cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi có mẫu thức ăn có hàm lượng chất chính thấp hơn hàm lượng công bố và chỉ tiêu kháng sinh không đúng như công bố. Tổng số tiền phạt là: 99.680.000 đồng nộp về kho bạc Nhà nước.
3. Đánh giá kết quả thực hiện
a) Mặt được
- Được sự quan tâm chỉ đạo, sát sao của cấp trên và sự đầu tư về kinh phí của UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội kịp thời trong công tác tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện.
- Có sự phối hợp chặt chẽ của các phòng, Ban, Ngành liên quan và các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT trong công tác tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở.
- Công tác rà soát thống kê đã được triển khai để nắm bắt kịp thời thực trạng, thực tế phục vụ cho công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch triển khai có hiệu quả.
- Các cơ sở chăn nuôi giống cơ bản thực hiện nghiêm việc kiểm soát con giống có nguồn gốc, thức ăn, nước uống, phòng bệnh, vệ sinh tiêu độc đảm bảo theo quy định. Phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống đã xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, một số cơ sở được cấp giấy chứng nhận VietGap. Nhiều cơ sở chăn nuôi có xử lý môi trường chăn nuôi bằng hầm Biogas và sử dụng men vi sinh để đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi cơ bản chấp hành các quy định của Pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Không phát hiện có trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng chất cấm thuộc nhóm Beta-Agonist trong chăn nuôi và trong doạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi; không phát hiện có độc tố nấm mốc và vi sinh vật gây bệnh trong thức ăn chăn nuôi cho động vật.
b) Tồn tại hạn chế
- Thành phố Hà Nội có địa bàn rộng, tổng đàn gia súc, gia cầm lớn xong việc chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng còn chiếm tỷ lệ cao và di biến động đàn liên tục.
- Đặc biệt trong công tác quản lý giống vật nuôi, sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, bất cập đối với các hộ tư nhân nhỏ lẻ không ổn định địa điểm chăn nuôi, sản xuất.
- Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc định kỳ khám sức khỏe cho công nhân và người tham gia vào sản xuất thức ăn chăn nuôi; việc vệ sinh kho xưởng…
- Một số doanh nghiệp trong khi đang chờ quyết định cấp phép sản phẩm vào danh mục được phép sản xuất kinh doanh vẫn hoạt động sản xuất.
- Còn tồn tại một số doanh nghiệp nhỏ lẻ, vốn ít làm ăn chộp giật không ổn định…nay chuyển địa điểm này sang địa điểm khác đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý.
c) Nguyên nhân
- Tổng đàn vật nuôi lớn, xong trong thời gian qua giá lợn hơi xuống thấp kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chăn nuôi, hoạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi kéo theo. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ không có tiền trả cho nhân công thì việc chấp hành các quy định của Nhà nước cũng đã ảnh hưởng như lơ là việc khám sức khỏe cho người lao động.
- Thời gian chờ quyết định sản phẩm vào danh mục quá lâu (có cơ sở chờ hơn năm).
4. Định hướng thời gian tới
1. Thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2014/PL-UBTVQH11, ngày 24/3/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11; Nghị định 39/2017/NĐ-CP, ngày 04/4/2017 về Quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2017; một số văn bản quy định về việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và các văn bản có liên quan.
2. Tăng cường rà soát, kiểm tra quản lý chặt chẽ các cơ sở chăn nuôi giống, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt, đối với các cơ sở chăn nuôi giống nhằm phát triển ổn định về chất lượng con giống trong chăn nuôi đảm bảo có hiệu quả.
3. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các quy định trong chăn nuôi, trong sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi cho các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết các quy định của Pháp luật.
4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, Ban ngành kiểm tra và kiên quyết xử lý trường hợp các cá nhân và tổ chức vi phạm trong lĩnh vực giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi.
5. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đực giống trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)