Khi gặp ông Khanh, với vóc giáng nhỏ bé thon gọn, da ngăm đen sẽ nhìn thấy ngay ở ông con người từng trải, một nhà nông thực thụ tại vùng bãi ven sông. Xuất thân từ gia đình nông dân, năm 1984 rời quân ngũ trở về miền quê với nhiều trăn trở, làm gì và làm như thế nào trên vùng bãi đất bãi diện tích rộng nhưng bao điều rủi ro khi mùa nước lũ tới. Hai hướng đi của nghề nông hình thành trong ông là trồng trọt và chăn nuôi hay đi bằng cả hai. Băn khoăn, trăn trở, ông đi nhiều nơi để học nghê và cuối cùng chọn nghề chăn nuôi bò để làm nghề phát triển kinh tế cho gia đình. Xác định nghề chăn nuôi bò để tận dụng nguồn thức ăn trên vùng đất bãi là cây cỏ, cây ngô, cây họ đậu tận thu từ bà con hàng xóm trồng hàng năm. Bước đầu chưa biết gì về bò sữa ông chọn nuôi bò thịt song vốn ít, chưa có nhiều kinh nghiệm nên hiệu quả không cao. Gần 20 năm với nghề bò thịt lúc nuôi bò sinh sản lúc nuôi bò vỗ béo, thậm trí kinh doanh cả bò giống song thấy công sức bỏ ra nhiều, hiệu quả kinh tế không cao, đã có lúc muỗn bỏ nghề.
Có lẽ vẫn có duyên với nghề chăn nuôi bò, những năm 2004 – 2006 thấy ở nhiều nơi có phong trào chăn nuôi bò sữa, ông định quay sang nghề chăn nuôi bò sữa song tìm hiểu thấy quá nhiều khó khăn vì đầu ra không ổn định. Thực tế khi đó nhìn thấy cảnh 01 lít sữa người chăn nuôi sản xuất ra bán ra thị trường chỉ tương đương 01 lít nước khoáng nếu như vậy sẽ không ổn. Đúng vậy năm 2006 những bất cập ấy đã không ít nơi, không ít người bỏ nghề chăn nuôi bò sữa trong đó có cả những người bạn nghề với ông. Năm 2008 ông lại ngược xuôi tìm hiểu về nghề chăn nuôi bò sữa, sang Phù Đổng, xuống Thanh Oai, về các xã Tản Lĩnh, Vân Hòa có nghề chăn nuôi bò sữa lâu năm để tìm hiểu, học hỏi. Mặt khác tìm hiểu thị trường, thấy ngay trên địa bàn Thành phố đã có 05 Doanh nghiệp sản xuất thu mua sữa. Nhà máy sữa lớn của công ty Cổ phần sữa Quốc tế IDP mới xây dựng lớn lại đặt ngay tại xã Tản Lĩnh để đảm bảo thu mua sữa cho bà con. Không còn băn khoăn gì nữa, đơn giản ông chỉ nghĩ đầu ra cho sữa đảm bảo sẽ là một điều tất yếu góp phần phát triển sản xuất ổn định. Ông vào nghề bò sữa như vậy, cũng là năm để lại dấu ấn trong đời ông, năm Kỷ Sửu (năm 2009).
Sẵn có kinh nghiệm nuôi bò nhưng không chủ quan bởi ông đã hiểu con bò sữa hoàn toàn không giống với nuôi bò thịt, đòi hỏi kỹ thuật cao, phải có trình độ mới nuôi được bò sữa. Ông cho vợ (bà Đinh thị Quyên) đi học nghề, rất may ông được Trung tâm Phát triển chăn nuôi gia súc lớn (nay là Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội), Công ty Cổ phần sữa Quốc tế IDP tạo điều kiện dạy nghề cho gia đình ông cùng các hộ chăn nuôi trên địa bàn Thành phố. Điều để lại sâu sắc trong gia đình ông khi được đào tạo lầ muốn chăn nuôi bò sữa phải có 2 điều kiện để thành công đó là phải có vốn và có kỹ thuật. Vốn ông sẽ huy động và kỹ thuật sẽ là vợ con trực tiếp đi học về để làm. Ông đã trao đổi với nhiều người cùng nghê và hiểu rằng bí quyết để công đó là phải hiểu về con bò sữa, đặc tính con bò sữa không sợ rét mà chỉ sợ nóng, nuôi con bò sữa đòi hỏi phải sạch và thực hiện nghiêm túc những quy trình từ khâu chọn giống đến vệ sinh chuồng trại, vắt sữa ... trái điều này sẽ thật bại. Quyết tâm của ông được các cấp các ngành, các đơn vị thu mua sữa động viên khuyến khích, tạo điều kiện, ông đã mạnh rạn đầu tư cho nghề chăn nuôi bò sữa. Bước đầu để giảm chi phí ông cải tạo toàn bộ chuồng nuôi bò thịt sang chăn nuôi bò sữa. Trực tiếp nhờ người đi mua con giống, thiết kết lại chuồng trại, chuẩn bị đồng cỏ, sân vận động cho bò, đặc biệt thiết kế hệ thống thoạt nước phân, nước thải để đảm bảo các quy trình chăn nuôi được thực hiện một cách nghiêm túc theo quy trình. Vốn ban đầu cũng vài trăm triệu đồng song với lòng đam mê, các ban ngành ủng hộ bạn bè, gia đình động viên, khuyến khích, ông quyết tâm theo đuổi.
Sau gần 4 năm gắn bó với nghề nuôi bò sữa, không ít gian nan nhưng đến nay ông đã có những kết quả được ghi nhận. Hiện tại trại của ông có 29 bò sữa trong đó 24 bò trong diện khai thác sữa, 04 bê. Đàn bò sữa trong năm qua luôn khỏe mạnh, rất ít bệnh tật, hàng ngày ông có trung bình từ 320 – 380 kg sữa tươi được bán ra mỗi ngày. Việc thu mua sữa được thuận lợi bởi ông đặt Tank sữa ngay tại nhà để Công ty thu mua sữa cho ông và một số hộ xung quanh. Ông đã có nguồn thu từ bán giống là bê sinh ra và bán sữa tươi hàng ngày rất ổn định. Trao đổi với chúng tôi ông phấn khởi nói từ 02 nguồn thu trên, hiện nay hàng tháng sau khi trừ chi phí ông có trên dưới 30 triệu đồng tiền lãi. Thực tế năm 2011 ông có trên 300 triệu đồng lãi để tiếp tục nâng cấp về cải tạo giống và đầu tư trang thiết bị như máy vặt sữa, hệ thống chất thải và môi truowngf để chuẩn bị tăng đàn vào những năm tới. Điều ghi nhận hơn nữa là từ mô hình của ông đến nay nhiều người trong xã nhất là những hộ trước kia đã nuôi đang quay trở lại để nuôi bò sữa như ông Thuấn, ông Ngọc, ông Dinh ...
Về chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi được tuyên truyền, hướng dẫn, ông Khanh là một hộ đi đầu tham gia cả đản bò sữa với 24 con trong diện được bảo hiểm với tổng số phí là trên 34, 360 triệu đồng trong đó số phí ông phải nộp là 13. 544 triệu đồng (40 %), số còn lại được Nhà nước hỗ trợ (60 %). Về chủ trương bảo hiểm bò sữa, ông Khanh cũng phấn khởi trao đổi, những năm qua người chăn nuôi chúng tôi được các cấp các ngành đực biệt quan tâm. Trung tâm Khuyến nông vừa cho chúng tôi vay 300 triệu vốn hồi tháng 10/2012, Trung tâm Phát triển chăn nuôi quan tâm đến kỹ thuật, tạo điều kiện về Tank để bảo quản sữa, Công ty thu mua sữa đồng hành đảm bảo đầu ra, nay có thêm Công ty Bảo hiểm Đông Đô đồng hành để giúp chúng tôi những lúc rủi ro không có lý do gì tôi lại không tham gia. Đặc biệt ngay khi tham gia bảo hiểm người dân chúng tôi được sự hỗ trợ của Nhà nước với 60 % phí bảo hiểm, như gia đình tôi là 21,616 triệu đồng. Từ mô hình nhà ông Khanh tham gia thí điểm bảo hiểm cho đàn bò sữa đã giúp cho nhiều hộ xung quanh trên địa bàn huyện Ba Vì cùng tham gia để góp phần chung cho kết quả bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
Về định hướng phát triển trong thời gian tới ông Khanh trao đổi với chúng tôi sẽ tăng đàn lên 40 con vào năm 2013 và phấn đấu 60 con vào năm 2015. Về quy trình kỹ thuật, ông sẽ tập trung cải tiến giống để nâng cao chất lượng và số lượng sữa, bênh cạnh đó là áp dụng tốt quy trình tự phối trộn thức ăn dùng thức ăn tổng hợp (TMR) để giảm nhân công và đảm bảo nâng cao chất lượng sữa. Bên cạnh đó là áp dụng quy trình sử lý môi trường tiên tiến hiện đại để giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi hiệu quả hơn. Ông Khanh cũng mong muốn và đồng tình cao với Chủ trương phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng theo xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư của Thành phố để đảm bảo có sự phát triển bền vững.
Thành công là vậy song ông Khanh cũng còn không ít băn khoăn trăn trở khi mà chăn nuôi bò sữa ở các vùng bãi như gia đình ông chưa nhiều. Hiện nay giá cả, thức ăn chăn nuôi quá nhiều biến động sẽ là những khó khăn không nhỏ cho những hộ chăn nuôi bò sữa. Mặc dù Nhà nước đã có chính sách bảo hiểm song thời tiết khí hậu có những biến đổi thất thường luôn là nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tất cẩ những yếu tố này đều cần có sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước, của các cấp các ngành, như vậy nghề chăn nuôi bò sữa sẽ có bước phát triển bền vững như gia đình ông Nguyễn Xuân Khanh ở xã Phú Châu huyện Ba Vì là một điển hình.
Nguyễn Ngọc Sơn-Trung tâm PTCN Hà Nội
admin Trung tâm PTCN
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)