Bệnh Tilapia Lake Vius (TILV) trên cá rô phi
Trong những năm qua, cá rô phi đã được đưa vào nuôi tại Hà Nội, tập trung chủ yếu ở các huyện: Ứng Hòa, Phú Xuyên, Ba Vì, Thanh Trì, Thanh Oai,… sản lượng hàng năm đạt khoảng 7.000 – 9.000 tấn. Đây là đối tượng nuôi có tiềm năng nuôi xuất khẩu và là đối tượng nằm trong quy hoạch phát triển nuôi của Hà Nội.

Theo cảnh báo của Trung tâm Quan trắc Môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (trực thuộc Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I) về bệnh trên cá rô phi: Hiện nay tại một số nước trên thế giới xuất hiện bệnh Tilapia lake virus (TiLV) gây ra cho cá rô phi. TiLV do một loại vi rút thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra ở cá Rô phi tự nhiên và cá rô phi nuôi, hiện bệnh đã xuất hiện tại 5 nước (Colombia, Ecuador, Israel, Ai cập và Thái Lan). Các tổ chức OIE, FAO và NACA đã nghiên cứu và nhận định Việt Nam là nước có nguy cơ cao đối với bệnh do TiLV. Tỷ lệ chết của cá rô phi tại các vùng xảy ra bệnh giao động từ 20 – 90%.

Dấu hiệu bệnh lý được mô tả như: tổn thương mắt (đục mắt), viêm loét da, xuất huyết não. Vi rút lan truyền theo chiều ngang (qua môi trường nước bị ô nhiễm, hay cá khỏe sống cùng cá bệnh trong 1 môi trường) là cách thức lây nhiễm bệnh quan trọng. Hiện nay khi cá nuôi bị nhiễm bệnh TiLV chưa có biện pháp hiệu quả trong việc hạn chế bùng phát bệnh, vì vậy việc phòng bệnh TiLV, không để mầm bệnh du nhập từ vùng nuôi khác vào địa phương là hết sức quan trọng.

          Để chủ động phòng lây nhiễm bệnh TiLV đối với đàn cá rô phi nuôi người nuôi trồng thủy sản cần áp dụng một số giải pháp kỹ thuật như sau:

- Không thư mua cá rô phi trôi nổi qua đường tiểu ngạch giữa Việt Nam và các nước lân cận.

- Cá rô phi giống trước khi thả nuôi cần được lấy mẫu gửi phòng thử nghiệm/ cơ quan chức năng xét nghiệm sang lọc đối với mầm bệnh TiLV.

- Tránh gây sốc cá trong quá trình nuôi, cũng như quá trình vận chuyển

- Tuyệt đối không vận chuyển cá rô phi sống từ các ao nuôi nghi ngờ bị bệnh sang các ao/vùng nuôi không bị bệnh để hạn chế dịch bệnh lây lan.

- Thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường (pH, nhiệt độ, Oxy) và quan sát biểu hiện hoạt động của cá nuôi, đặc biệt vào thời điểm nắng nóng hay giao động nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm.

- Khi ao có cá biểu hiện như mô tả nêu trên, cần gửi mẫu đến phòng xét nghiệm của Trung tâm Quan trắc Môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (Địa chỉ: Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh) hoặc các đơn vị khác có đủ năng lực xét nghiệm bệnh TiLV nhằm xác định tác nhân gây bệnh, đồng thời thông báo cơ quan chức năng của địa phương để có biện pháp phù hơp./.

Vũ Văn Trung - Trung tâm Giống Thủy sản HN

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 11000
Tổng lượng truy cập: 28234112