Bốn điểm nhấn Công tác Thú y 6 tháng đầu năm 2017 tại Hà Nội
Mặc dù 06 tháng đầu năm 2017 thời tiết khí hậu có diễn biến rất phức tạp nhất là đợt nắng kéo dài chưa từng có trong vòng mấy chục năm qua vào tháng 5/2017. Thời điểm lợn rớt giá làm lao đao ngảnh chăn nuôi lợn cả nước với giá thấp chưa từng có, chỉ 10 ngàn đến 12 ngàn đồng/kg lợn thịt làm người chăn nuôi bỏ bê không muốn chăm sóc, không chú ý đến các biện pháp phòng bệnh.

Đồng thời diễn biến dịch bệnh phức tạp trên địa bàn cả nước và thế giới, đặc biệt là bệnh cúm A/H7N9 trên người và gia cầm, sự biến chủng thường xuyên và thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao. Một số quy định mới của Luật Thú y thay đổi so với trước đây nhất là việc bãi bỏ kiểm dịch nội tỉnh nên việc quản lý dịch bệnh trên địa bàn Thành phố gặp không ít khó khăn. Song với sự quan tâm của các cấp các ngành, sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành Thú y, công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm 06 tháng đầu năm 2017 đã tạo được những điểm nhấn quan trọng.

Thứ nhất: Không để dịch Cúm A/H7N9 xảy ra trên gia cầm.

          Dịch cúm A/H7N9 là dịch bệnh nguy hiểm vì có sự lây nhiễm từ gia cầm sang người. Dịch bệnh đã xuất hiện ở Trung Quốc từ năm 2013, đặc biệt từ tháng 10/2016 đợt dịch có xu hướng bùng phát mạnh, đến nay đã có 1.430 người nhiễm bệnh trong đó đã có 40 % bị tử vong. Dịch bệnh nguy hiểm ở chỗ không gây chết gà (như Cúm A/H5N1) nên rất khó phát hiện. Hơn nữa đến nay chưa có vác xin phòng bệnh cả ở người và gia cầm. Trước tình hình trên, ngành Thú y đã tham mưu kịp thời cho UBND thành phố ban hành chỉ thị, công điện, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo đến các quận huyện thị xã triển khai các biện pháp chống dịch. Thành lập 04 đoàn Kiểm tra liên ngành để đi kiểm tra việc triển khai các giải pháp chống dịch tại tất cả các quận, huyện thị xã.

Với ngành Thú y đã chỉ đạo quyết liệt các giải pháp chuyên môn đó là lấy mẫu giám sát, tập trung ở những nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao đó là chợ đầu mối kinh doanh buôn bán gia cầm sống tại Hà Vĩ (Thường Tín), chợ Hải Bối (Đông Anh), các quận huyện có số lượng gia cầm lớn như Chương Mỹ, Ba Vì, Sóc Sơn, các huyện đã có xảy ra dịch cúm A/H5N1. Kết quả giám sát lưu hành virus Cúm gia cầm trong 06 tháng đầu năm đã lấy 863 mẫu swabs gộp, 648 mẫu swab đơn, 107 mẫu môi trường, 100 mẫu huyết thanh để kiểm tra giám sát dịch bệnh không phát hiện Cúm A/H7N9. Đồng thời tăng cường giám sát việc nhập gia cầm về dịa bàn để quản lý và ngăn chặn dịch bệnh về Hà Nội. Đã chức Hội nghị với Chi cục Thú y 24 tỉnh thành phía Bắc để ký cam kết thống nhất phối hợp phòng chống dịch bệnh nói chung, dịch cúm A/H7N9 nói riêng. Phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện tốt giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật để người chăn nuôi, người tiêu dùng chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch mà không “quay lưng” lại việc sử dụng gia cầm để chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó tập trung thực hiện công tác tiêm phòng vác xin cúm A/H5N1 để tránh kế phát, Thực hiện tốt đợt tổng tẩy uế môi trường trên địa bàn toàn Thành phố. Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thú y cơ sở sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra. Ngày 13/3/2017 đã cùng ngành Y tế và UBND huyện Thường Tín tổ chức diễn tập công tác phòng chống Cúm A/H7N9 tại chợ Hà Vĩ được các cấp các ngành ghi nhận đánh giá cao về tính hiệu quả trong chủ động phòng bệnh trên người và gia cầm.

Với các giải pháp được triển khai đồng bộ quyết liệt cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người chăn nuôi, người tiêu dùng, đến nay trên địa bàn Thành phố không để dịch Cúm A/H7N9 xảy ra góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định.

Thứ hai: Đảm bảo an toàn dịch bệnh đàn gia súc “thời điểm lợn rớt giá”

Có thể nói, chưa bao giờ giá lợn xuống thấp như thời điểm 06 tháng đầu năm 2017, đặc biệt tại thời điểm tháng 4/2017, giá lợn hơi chỉ có giá khoảng 10.000 -12.000 đồng/kg. Theo các nhà chuyên môn, người có kinh nghiệm chăn nuôi thì trong vòng 30 năm gần đây mới có “chuyện lạ” như vậy. Từ tình trạng này mà người chăn nuôi đã phải đối mặt mới khó khăn thua lỗ nặng, càng nuôi càng lỗ và hệ lụy tất yếu xảy ra là người chăn nuôi bỏ bê, không chú ý đến chăm sóc, tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh. Thậm trí người chăn nuôi nhỏ lẻ, có người thiếu ý thức đã vứt cả xác lợn chết ra bãi rác, kênh mương làm lây lan dịch bệnh. Nguy hiểm hơn khi lợn không được chăm sóc không được tiêm phòng cộng với thời tiết bất lợi sẽ xảy ra dịch bệnh nguy hiểm như Tai xanh, Lở mồm long móng, 04 bệnh đỏ.

Xác định nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao, ngành Thú y đã tham mưu để UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp “giải cứu” trong ngành chăn nuôi lợn. Tập trung chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở hàng ngày phải đi kiểm tra tại đia bàn, xử lý kịp thời tình trạng lợn ốm chết, lợn con trôi nổi trên kênh, mương, bãi rác. Thực hiện tốt việc tiêm phòng cho đàn lợn, trong 06 tháng  ngoải vác xin thành phố hỗ trợ các huyện đã tổ chức tiêm vắc xin tụ dấu 61.970 lượt con; vắc xin phó thương hàn 335.422 lượt con; vắc xin THT lợn: 232.821 lượt con; vắc xin đóng dấu lợn 10.656 lượt con. Đồng thời triển khai tốt việc vệ sinh tiêu dộc toàn thành phố để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập. Tăng cường hướng dẫn người chăn nuôi bình tĩnh không quá hoang mang để cùng các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn và các Doanh nghiệp tiêu thụ lợn.

Với các giải pháp triển khai quyết liệt cùng sự và cuộc của cả hệ thống nhằm cân bằng giữa sản xuất, tiêu thụ đê cân bằng giữa ”Cung – Cầu”, đến nay giá lợn đã và đang bình ổn trở lại (từ 35.000 – 40.000 đồng/kg). Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn ổn định, không để dịch bệnh xảy ra góp phần cho chăn nuôi lợn phát triển.  

Thứ ba: Các loại dịch bệnh trên gia súc gia cầm ổn định không có dịch lớn xảy ra.

          Thời tiết khắc nghiệt chính bất lợi là nguyên nhân sâu xa bùng phát dịch bệnh, đầu năm nay một đợt nắng nóng chưa từng có trong lịch sử đã xảy ra. Các cấp, các ngành trong đó có ngành Thú y cũng đã phải nỗ lực ứng phó với diễn biến dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm. Giải pháp mà ngành Thú y đưa ra để tập trung ứng phó đó là tăng cường hướng dẫn người dân chủ động đối phó với thời tiết bất lơi. Tổ chức tốt việc tiêm phòng, tổng tẩy uế môi trường và thực hiện nghiêm ngặt việc giám sát dịch bệnh, kiểm dịch kiểm soát giết mổ kiểm tra vệ sinh thú y. Kết quả các nội dung trên đã có chuyển biến tích cực so với cùng kỳ năm 2016.

Cụ thể: Tỷ lệ tiêm phòng đều đạt và vượt kế hoạch được giao, vacxin Cúm gia cầm đạt 103 % Kế hoạch, Lở mồm long móng tuyp O đạt 97,3%, Lở mồm long móng O-A đạt 98,7%. Đặc biệt sự vào cuộc của các huyện thị xã trong việc hỗ trợ vác xin và tuyên truyền để người chăn nuôi tự mua vác xin tiêm phòng. Trong 06 tháng đầu năm đã triển khai vệ sinh tiêu độc 04 đợt đại trà và bổ sung những nơi nguy cơ cao. Tổng diện tích phun phòng là 171.921.000 m2. Tổng số hóa chất đã cấp 130.994 (lít, kg), bên cạnh đó, UBND quận, huyện thị xã hỗ trợ 810 tấn vôi bột và trên 874 triệu đồng.

Công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật 06 tháng đầu năm được tăng cường. Kiểm dịch nhập về cơ sở trâu, bò tăng 126.5 %, lợn tăng 19.04 %, gia cầm giảm 29.79 % so cùng kỳ năm 2016, thịt động vật các loại tăng 20.31 % so cùng kỳ năm 2016. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất ra ngoài cơ sở với trâu, bò giảm 61.63 % Lợn giảm 61.73 %, gia cầm giảm 19.23 % so cùng kỳ năm 2016.  Kiểm tra, kiểm soát giết mổ tại các điểm, cơ sở giết mổ trâu, bo tăng 586 %, lợn tăng 35.37 %, gia cầm tăng 57.51 % so cùng kỳ năm 2016.

Bên cạnh đó công tác quản lý giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y cũng được tăng cường và triển khai đồng bộ để từ đó công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm đạt hiệu quả. Những dịch bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc, tai xanh ở lợn không xảy ra góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển ổn định. Trong 6 tháng đầu năm 2017 đàn gia súc gia cầm trên địa bàn Thành phố vẫn ở tốp đầu cả nước với đàn trâu bò 169 077 con; Lợn 2 255 612 con;  Chó mèo 412 751 con; Gia cầm 26 789 364 con.

 Thư tư:  Công tác quản lý An toàn thực phẩm lĩnh vực sản phẩm động vật thực hiện có hiệu quả.

Tại Hội nghị Sơ kết ngành Nông nghiệp Hà Nội vừa qua, ngành Thú y được ghi nhận về lĩnh vực ATTP sản phẩm động vật trong 06 tháng đầu năm 2017 thực hiện có hiệu quả tích cực, không để ngộ độc thực phẩm lĩnh vực sản phẩm động vật xảy ra. Có được kết quả trên thực sự là một cố gắng nỗ lực của cả ngành Thú y từ cán bộ văn phòng đến mạng lưới thú y quận, huyện thị xã và hệ thống thú y thôn bản.

Kết quả này cũng là tổng hợp từ các hoạt động chuyên môn đó là công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức tốt việc tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc môi trường. Đặc biệt công tác giám sát dịch bệnh để cảnh bảo về ATTP cho các cơ sở. Trong 06 tháng tiến hành lấy 537 mẫu nước tiểu tại các cơ sở giết mổ động vật, kiểm tra bằng phương pháp test nhanh phát hiện chất cấm Salbutamol. Kết quả 537/537 mẫu nước tiểu âm tính với chất Salbutamol. Triển khai lấy là 80 mẫu (thịt lợn, thịt gà) tại 16 cơ sở giết mổ động vật phân tích tồn dư chất cấm (Salbutamol, clenbuterol), E.coli và salmonela. Kết quả 80/80 mẫu âm tính Salbutamol, clenbuterol, 02/80 mẫu nhiễm salmonela, 80/80 mẫu phân tích E.coli nằm trong giới hạn cho phép. Đã đánh giá phân loại 04 cơ sở giết mổ động vật cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Đảm bảo 24/24h trực đường giây nóng về ATTP tại văn phòng chi cục. Sử dụng xe chuyên dụng ATTP đi kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, các chợ kinh doanh động vật và sản phẩm động vật vào thứ 3 hàng tuần. Trong 06 tháng qua ngành Thú y đã phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạng công tác quản lý giết mổ gia súc gia cầm. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 1.070 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đã và đang được từng bước quản lý đưa vào quy hoạch giết mổ tập trung.

Dự báo 06 tháng cuối năm 2017 thời tiết khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lưởng ảnh hưởng trực tiếp, bất lợi đến tình hình chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, quản lý dịch bệnh gia súc gia cầm. Giá thịt lợn và gia cầm không tăng mạnh trong thời gian tới sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến việc tăng đàn. Điều này cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý dịch bệnh tại các cơ sở. Việc vận chuyển lưu thông gia súc, gia cầm tiếp tục tăng mạnh nhất là dịp cuối năm, dịp trước và sau tết Dương Lịch, tết Nguyên Đán nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh đàn vật nuôi là rất cao. Vì vậy ngành Thú y rất mong sự quan tâm hơn nữa của các cấp các ngành để ngành chăn nuôi – thú y tiếp tục có những điểm nhấn trong công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm trong 06 tháng cuối năm 2017 và những năm tới./.

Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 14320
Tổng lượng truy cập: 28234112