Ở khu vực chăn nuôi quy mô vừa, quy mô nhỏ lẻ, chăn nuôi nông hộ giá còn thấp hơn, khoảng 17.000 – 20.000 đồng/kg, thậm trí có nơi người chăn nuôi chỉ bán ở giá 15000 - 18.000 đồng/kg. Với giá thấp như vậy sẽ kéo theo một loạt các hệ lụy đến với người chăn nuôi như thua lỗ, càng nuôi càng lỗ nặng vì giá đầu vào để hòa vốn và có lãi phải đảm bảo giá khoảng 35.000 – 38.000 đồng/kg. Với giá tại thời điểm hiện tại người chăn nuôi có thể bị lỗ từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng/con. Đặc biệt hệ lụy về nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn lợn là quá cao.
Một số nguyên nhân cụ thể có thể dịch bệnh xảy ra đó là:
Khi giá thành lợn xuống thấp lại khó bán người dân bước đầu tính toán sẽ giảm chi phí đầu vào. Nếu là chăn nuôi nông hộ sẽ chăn nuôi theo phương thức cầm chừng, duy trì đàn để chờ giá lên và chờ tiêu thụ hoặc bán tháo. Từ đây sẽ giảm thức ăn, giảm chi phí cả về các loại thuốc sát trùng, vác xin phòng bệnh.
Vì nuôi cầm chừng nên các quy trình chăn nuôi cũng bị xem nhẹ, về tâm lý lúc lợn gía cao, người chăn nuôi hàng ngày rất chú ý đến việc chăm sóc nuôi dưỡng, đảm bảo chế độ ăn nghỉ, bổ sung các loại khoáng, vi ta min để tăng trọng nhanh. Khi giá lợn xuống thấp quy trình chăn nuôi thường bị gián đoạn thậm trí bị xem nhẹ, việc bổ sung các loại khoáng chất, vi ta min không còn làm cho lợn tăng trọng chậm. Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo làm sức đề kháng của lợn giảm, khả năng lợn mắc bệnh cao lên là điều chắc chắn.
Giảm chi phí đầu vào trong đó có việc giảm các loại thuốc sát trùng, vác xin phòng bệnh. Mặt khác khi nuôi cầm chừng, nuôi kéo dài thời gian thời gian miễn dịch của các loại vác xin đã hết nhưng người chăn nuôi sẽ bỏ qua việc tiêm phòng định kỳ đợt tiếp theo cùng với việc phun thuốc sát trùng giảm, đây là cơ hội để các loại mầm bệnh tấn công vào cơ thể lợn. Bên cạnh đó việc vận chuyển, lưu thông, thậm trí ở một số nơi vì lợn quá rẻ nên người chăn nuôi bỏ đói, lợn con không xuất bán được có thể sẽ ốm chết, một số người dân thiếu ý thức vứt xác lợn chết ra nơi công cộng, kênh, mương, bãi rác thải.
Tất cả những nguyên nhân trên sẽ là một nguy cơ phát sinh bệnh trên đàn lợn cũng là nguy cơ bùng phát dịch bệnh quá cao, một số bệnh có thể xuất hiện như tụ huyết trùng, dịch tả, lở mổm long móng, tai xanh….
Để khắc phục tình trạng trên, trong bối cảnh này các cơ quản quản lý, chuyên ngành, chính quyền, người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số giải pháp:
Tạo điều kiện để người chăn nuôi vay vốn nhằm giữ đàn, có điều kiện bù đắp giảm chi phí đầu vào, thực hiện tốt các quy trình chăn nuôi để nâng cao sức đề kháng, không bỏ đói lợn. Các cơ sở chăn nuôi lớn, sử dụng hệ thống điện cần được hỗ trợ vốn để giảm chi phí, gánh nặng về điện nước trang thiết bị vật dụng chuồng nuôi. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nâng cao công suất hoạt động tăng nguồn dự trữ thực phẩm trong thời gian tới.
Các cấp chính quyền và ngành Thú y tăng cường thực hiện việc tổ chức tiêm phòng và tổng vệ sinh tiêu độc, không chủ quan lơ là, đặc biệt tập trung cao ở những vùng chăn nuôi lớn. Nơi nguy cơ lây nhiễm cao, đã có ổ dịch, nơi có chợ kinh doanh buôn bán lợn. Tăng cường tuyên truyên truyền để người dân thực hiện tốt quy trình về chăn nuôi, không bỏ đói lợn, kịp thời khai báo khi có lợn ốm chết, tuyệt đối không vứt xác lợn chết ra nơi công cộng, nơi bãi rác, kênh, mương. Từ các thôn xóm cần tăng cường công tác kiểm tra phát hiện có xác lợn chết thực hiện tốt việc thu gom tiêu hủy theo quy định. Xử lý nghiêm việc người dân vi phạm trong công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phượng.
Với người chăn nuôi vẫn phải thực hiện nghiêm quy trình vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh cơ giới. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin phòng bệnh lở mồm long móng, 04 bệnh đỏ, tai xanh, viêm phổi truyền nhiễm… Khi thấy lợn không bình thường báo ngay cán bộ thú y đến để kiểm tra có hướng xử lý lợn bệnh. Tuyệt đối không được vứt xác lợn chết ra nơi công cộng trong bất cứ tình huống nào. Cần tính toán cân nhắc giảm chi phí đầu vào nhưng không nên giảm chi phí cho việc tiêm phòng, phun thuốc sát trùng vì nếu để xảy ra dịch bệnh việc thua lỗ càng nặng hơn. Mặt khác dịch bệnh xảy ra mọi chi phí càng tăng và để lại rủi ro rất khó lường trong thời gian chăn nuôi tiếp theo. Đồng thời trong giai đoạn này cần thực hiện việc giảm quy mô đàn nhất là cần thay thế, loại thải lợn nái kém chất lượng, chọn lọc để lại lợn nái tốt, nâng cao sức sinh sản. Thực hiện tốt việc vận chuyển lưu thông, hạn chế tối đa người kinh doanh giết mổ ra vào khu vực chuồng nuôi để ngăn chặn dịch bệnh. Sử dụng các biện pháp chăn nuôi sinh học chăn nuôi hữu cơ nhằm giảm giá thành đầu vào. Cần thực hiện tốt việc dự thính dự báo để xác định chăn nuôi lâu dài mang tính bền vững không nên phát triển theo hướng tự phát.
Dự báo ngành chăn nuôi lợn còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới do “cung” đang vượt “cầu” và nhiều người dân vẫn phát triển theo hướng tự phát không làm chủ được thị trường và chưa gắn liên kết chuỗi từ chăn nuôi, giết mổ đến chế biến tiêu thụ sản phẩm. Không để xảy ra dịch bệnh cũng là một giải pháp hữu hiệu giảm chi phí đầu vào hạn chế khó khăn cho người chăn nuôi lợn trong giai đoạn này. Rất mong sự quan tâm vào cuộc của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của người dân để ngành chăn nuôi lợn giảm bớt khó khăn dần đi vào ổn định trong thời gian tới./.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)