Hà Nội chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống virus cúm A/H7N9
Để chủ động ngăn chặn dịch cúm gia cầm phát sinh trên đàn gia cầm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố; ngày 13/3 tại Chợ gia cầm Hà Vĩ, huyện Thường Tín đã diễn ra cuộc diễn tập ứng phó với virus cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm khác.
Đến thời điểm này, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm cúm A/H7N9. Tuy nhiên, virus cúm A/H7N9 được phát hiện trên gia cầm, môi trường, người ở 16 tỉnh của Trung Quốc, gồm một số tỉnh giáp với Việt Nam; đến ngày 22/2/2017, các tỉnh ở Trung Quốc đã tìm thấy vi rút lây nhiễm cho 1.230 người nhiễm và khiến 428 người tử vong (tỷ lệ tử vong gần 40%). Vì vậy, nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm độc lực cao khác (A/H5N2, A/H5N8) chưa có ở Việt Nam xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới là rất cao.

Hà Nội hiện có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn đứng ở tốp đầu cả nước với đàn gia cầm 28,874 triệu con; là địa phương có diện tích rộng, đặc điểm địa hình đa dạng và nhiều tuyến giao thông trọng điểm cả đường không, đường bộ, đường thủy; đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và lưu thông hàng hóa, nhưng cũng là điểm khó khăn cho hoạt động quản lý công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giêt mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.  Để chủ động ngăn chặn dịch cúm gia cầm phát sinh trên đàn gia cầm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố; ngày 13/3 tại Chợ gia cầm Hà Vĩ, huyện Thường Tín đã diễn ra cuộc diễn tập ứng phó khẩn cấp chống dịch cúm gia cầm A/H7N9 với tình huống giả định: Tại chợ buôn bán gia cầm Hà Vỹ phát hiện mẫu dương tính với Cúm A/H7N9; trên người phát hiện có trường hợp người mắc bệnh với biểu hiệu triệu chứng của Cúm A/H7N9. Ngành Nông nghiệp, Y Tế và các ngành của địa phương đã diễn tập ứng phó khẩn cấp các biện pháp phòng, chống cúm A/H7N9, bao gồm: cách ly khu vực chợ gia cầm, lập chốt kiểm soát, đóng cửa chợ, tổ chức tiêu hủy gia cầm, tiêu độc khử trùng khu vực chợ, phong tỏa khu vực nhà người bệnh, tổ chức điều tra dịch tễ ca bệnh, tiêu độc khử trùng khu vực xung quanh nhà người bệnh, cấp cứu bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa, cách ly bệnh nhân và tiến hành các biện pháp xử lý y tế theo quy định…..

Mục đích của cuộc diễn tập: Nâng cao năng lực tổ chức, chỉ đạo và điều hành của Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm các cấp và các cấp chính quyền, các tổ chức, hội đoàn thể của địa phương trong công tác huy động lực lượng tham gia chống dịch tại địa phương. Huấn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn của cơ quan thú y, y tế trong việc triển khai các biện pháp tổ chức bao vây, khống chế và dập tắt dịch, tổ chức tốt công tác tiêm phòng bao vây và các biện pháp kỹ thuật chống dịch tại địa phương.

Kết quả, diễn tập đã được Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Y tế, UBND Thành phố Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao về nội dung, chất lượng: Triển khai các nội dung chuyên môn đảm bảo đúng qui trình, kỹ thuật để xử lý khi có ổ dịch xảy ra. Cuộc diễn tập đã được tổ chức theo đúng kịch bản, chủ trương chỉ đạo; huy động đúng và đủ các thành phần cần thiết tham gia chống dịch và qua đó rút ra được bài học kinh nghiệm trong tổ chức, chỉ đạo chống dịch.

Đây là qui trình, là tài liệu hữu ích giúp các địa phương chủ động sẵn sàng ứng phó khi dịch xảy ra. Trên cơ sở đó, giúp cơ quan chuyên môn, chính quyền các địa phương có thể chủ động đề xuất để UBND Thành phố tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để giám sát và chủ động các phương án phòng,chống dịch: lấy mẫu giám sát, tập huấn chuyên môn, VSTĐ  khi có nguy cơ dịch bệnh,… 

 

\"Kết

\"\"

\"E:\\Năm

\"D:\\Năm

Một số hình ảnh cuộc diễn tập phòng, chống cúm A/H7N9

Cấn Xuân Minh - Chi cục Thú y Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 19313
Tổng lượng truy cập: 28234112