HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NGỌC ĐỘNG ĐIỂN HÌNH TRONG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN CỦA HUYỆN ỨNG HÒA
Hợp tác Thủy sản Ngọc Động - Thôn Ngọc Đông - xã Phương Tú – huyện Ứng Hòa – Hà Nội, tiền thân là Hợp tác xã nông nghiệp được thành lập từ năm 1988 và mới chuyển đổi tên thành Hợp tác xã thủy sản vào tháng 5 năm 2016.

Là một địa phương thuần nông, lấy sản xuất cây lúa làm chủ đạo vì vậy hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp. Đến năm 2001, thực hiện chủ chương của Thành phố về dồn điền đổi thửa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi thì Hợp tác xã đã thực hiện chuyển đổi các diện tích cây lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

Từ khi chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản thì hiệu quả rõ rệt, lợi nhuận thu được từ nuôi trồng thủy sản gấp 4 - 5  lần so với trồng lúa đơn thuần trên cùng một diện tích sản xuất. Cho đến nay tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của Hợp tác xã là 113,4 ha,  chiếm 37,3% trên tổng diện tích đất nông nghiệp của Thôn (304 ha). Những năm đầu mới chuyển đổi Hợp tác xã cũng gặp rất nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, con giống, kỹ thuật,…vì vậy năng suất nuôi trồng và hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp tuy nhiên với sự năng động, sáng tạo trong sản xuất, sự tìm tòi học hỏi và tiếp thu, áp dụng các tiến bộ khoa hoc vào sản xuất. Cùng với đó Hợp tác xã cũng là địa điểm thực hiện nghiên cứu và triển khai nhân rộng các  Dự án, mô hình nuôi một số đối tượng thủy sản mới, công nghệ nuôi mới tiêu biểu trong số đó có mô hình công nghệ nuôi cá Trắm đen bằng thức ăn công nghiệp, nuôi cá thâm canh ít thay nước, mô hình nuôi cá thâm canh theo hướng VIETGAP,…

Chính vì vậy, cho đến nay công tác phát triển nuôi trồng thủy sản của Hợp tác xã trở lên mạnh mẽ và đứng đầu trong xã, trong huyện Ứng Hòa. Năng suất nuôi trồng thủy sản đạt được trung bình là từ 10 – 12 tấn/ha/năm, điển hình có hộ nuôi tới 15 tấn/ha/năm, các đối tượng nuôi chủ yếu là Chép lai, Rô phi, Trắm cỏ, Trắm đen,... Lợi nhuận thu được từ 100 – 200 triệu đồng/ha/1 năm.

Để có được năng suất và hiệu quả như vậy thì Hợp tác xã luôn luôn phối hợp với các cơ quan quản lý, chuyên môn tuyên truyền phổ biến kiến thức về ATTP trong nuôi trồng thủy sản, công tác quản lý ao nuôi, con giống, thức ăn và phòng trừ dịch bệnh; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy trình nuôi đảm bảo ATTP,... Từ đó năng suất nuôi trồng thủy sản của Hợp tác xã ổn định và sản phẩm thủy sản tạo ra đảm bảo chất lượng.

Tuy nhiên hiện tại Hợp tác xã cũng còn gặp nhiều khó khăn vì vậy trong những năm tới để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững thì Hợp tác xã vẫn rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trong công tác phát triển nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là đưa các đối tượng nuôi mới, con giống chất lượng, công nghệ nuôi tiến tiến, tiêu thụ sản phẩm,… nâng cao năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa.

Vũ Trung – Chi cục Thủy sản Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 4344
Tổng lượng truy cập: 28213480