Tuy nhiên thời tiết khí hậu hiện nay diễn biến phức tạp, khó lường, môi trường còn ô nhiễm nặng. Nhiều tỉnh đã xảy ra dịch Lở mồm Long móng, Tai xanh, Cúm gia cầm, đặc biệt dịch Cúm gia cầm đã có nhiều biến chủng nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh đàn gia súc gia cầm trên địa bàn Thành phố là rất cao. Để chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh đàn gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố năm 2017 ngay từ tháng 1/2017 UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động trên địa bàn thành phố năm 2017 với Tám nhiệm vụ giải pháp cụ thể
Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các cấp. Thực hiện theo Quyết định 16/2016/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng chính phủ qui định về thành lập và tổ chức hoạt động của BCĐ phòn chống bệnh động vật các cấp. Theo đó từ huyện đến các xã thị trấn đều phải thành lập BCĐ phòng chống dịch bệnh để chủ động áp dụng các biện pháp phòng và chống dịch bệnh.
Tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật. Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc áp dụng, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm; Thông tin đầy đủ kịp thời về tình hình dịch bệnh, các chủ trương chính sách trong chăn nuôi, hỗ trợ phòng chống dịch và các chính sách khác của Nhà nước, của Thành phố có liên quan đến công tác phòng chống dịch để người chăn nuôi, người dân được biết và chủ động trong công tác phòng chống dịch.
Tổ chức tuyên truyền sâu, trọng điểm về công tác tiêm phòng vác xin, khử trùng tiêu độc, các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh từ động vật sang người. Duy trì tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng về phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, kịp thời ứng phó khi có tình huống dịch bệnh xảy ra. Xây dựng kế hoạch cụ thể nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho hệ thống cán bộ thú y từ huyện đến thú y thôn bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực phát triển chăn nuôi, giết mổ sơ chế, chế biến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Giám sát dịch bệnh, nâng cao năng lực giám sát dịch bệnh đến tận thôn xóm,hộ chăn nuôi để kịp thời phát hiện xử lý nhanh gọn, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Công khai các địa chỉ để tiếp nhận thông tin khai báo dịch bệnh tại cấp xã đê người dân biết chủ động thông tin khai báo kịp thời ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra. Chủ động lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng để đánh giá hiệu qủa bảo hộ của vắc xin đã tiêm phòng cho đàn vật nuôi.
Tổ chức tiêm phòng vắc xin để chủ động tạo miễn dịch cho đàn gia súc gia cầm. Tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho đàn gia súc gia cầm theo qui định tại thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 và theo hướng dẫn của Chi cục Thú y Thành phố. Thời gian tiêm phòng đại trà 02 đợt/năm (đợt 1 vào tháng 3- 4 /2017, đợt 2 vào tháng 9-10/2017). Ngoài 2 đợt đại trà tiêm phòng bổ sung và tuyên truyền để người chăn nuôi chủ động mua vắc xin tiêm phòng bổ sung hàng tháng cho đàn gia súc gia cầm mới nhập về nuôi chưa tiêm phòng; đàn đã tiêm nhưng hết thời gian bảo hộ theo qui định của Cục Thú y. Kiên quyết xử lý những tổ chức cá nhân không thực hiện tiêm phòng theo qui định.
Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng (thực hiện theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Thời gian dự kiến 05 đợt/năm vào thời điểm nguy cơ cao như trước và sau Tết nguyên đán, sau tiêm phòng 2 đợt đại trà và VSTĐ sau mùa mưa lũ. Ngoài ra thực hiện VSTĐ khi có ổ dịch hoặc khi có phát động tháng VSTĐ của Bộ Nông nghiệp & PTNT. UBND các Quận huyện thị xã chủ động bố trí kinh phí và tổ chức phát động VSTĐ khử trùng định kỳ tại các khu vực có nguy cơ cao theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Cấp kinh phí và chỉ đạo các ngành liên quan thu hồi tiêu hủy vỏ lọ, bao bì theo đúng qui định, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
Xây dựng cơ sở An toàn dịch bệnh. Đẩy mạnh quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư, khuyến khích xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh. Hướng dẫn và cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Quản lý giống và thức ăn chăn nuôi: Triển khai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi của thành phố; Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn gen vật nuôi tại địa phương; Thực hiện công tác quản lý giống vật nuôi trong phạm vi của địa phương được quy định tại Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh; Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn; Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu; Tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi ; quản lý các chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố. Đảm bảo thức ăn chất lượng, không gây độc hại cho vật nuôi và con người.
Thanh kiểm tra, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Tăng cường công tác thanh kiểm tra quản lý sử dụng vật tư, vắc xin, hóa chất. Thực hiện kiểm dịch tận gốc đối với động vật và sản phẩm động vật; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật trên cạn. Phối hợp với các tỉnh thành phố kiểm soát việc vận chuyển kinh doanh gia súc gia cầm ra vào địa bàn Hà Nội. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm các qui định của nhà nước về phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm. Tạo các điều kiện thuận lợi để các tổ chức cá nhân đầu tư kinh phí xây dựng các tụ điểm giết mổ, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường công tác kiểm soát giết mổ kiên quyết xử lý các vi phạm trong kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
Về tổ chức thực hiện Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đã giao Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh các cấp có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện chống dịch có hiệu quả, đảm bảo khống chế, dập dịch không để dịch bệnh gia gia súc gia cầm lây lan ra diện rộng, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển và đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Giao Chủ tịch UBND các Quận huyện thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố nếu để dịch bệnh gia súc gia cầm lây lan ra diện rộng do chủ quan, lơ là, thiếu sự phối hợp trong công tác phòng chống dịch.
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực tham mưu giúp UBND thành phố chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố. Phối hợp với UBND các huyện chuyển giao kỹ thuật, công nghệ khoa học mới trong chăn nuôi, xây dựng mô hình điểm về chăn nuôi an và ATTP. Phối hợp với các tỉnh thành trong cả nước trong công tác phòng chống dịch, kiểm soát chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn Thành phố. Sở Tài chính bố trí kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch, chuẩn bị nguồn kinh phí dự phòng cho công tác phòng, chống dịch trong trường hợp cần thiết. Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các Sở, Ban, Ngành và UBND quận, huyện, thị xã. Các Sở, Ngành liên quan và các cơ quan truyền thông báo đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội căn cứ chức năng nhiệm vụ thực hiện tốt Tám nhiệm vụ giải pháp mà Thành phố đã xây dựng.
Chắc chắn với những nhiệm vụ giải pháp trên được triển khai đồng bộ cùng sự vào cuộc của các cấp các ngành, sự đồng thuận cao của người dân trong năm 2017 Hà Nội tiếp tục đảm bảo an toàn dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm thúc đẩy chăn nuôi phát triển./.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)