Ảnh minh họa
Theo đó, để công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (GSGC) kịp thời, hiệu quả, hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là nguồn cung thực phẩm. UBND Thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã ưu tiên bố trí nguồn lực, kinh phí để chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả tất cả các nội dung về thực hiện các chương trình, kế hoạch quốc gia: Kế hoạch 105/KH-UBND ngày 04/4/2022; Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 10/9/2020; Kế hoạch số 211/KH-UBND, ngày 19/9/2019; Kế hoạch 106/KH-UBND ngày 04/4/2022; Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 27/01/2021.
Cùng với đó, tăng cường giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm, chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện ở phạm vi nhỏ lẻ; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.
Tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi theo kế hoạch chung của Thành phố, đồng thời tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi mới phát sinh, bảo đảm đạt tỷ lệ tối thiểu trên 80% tổng đàn trong diện tiêm.
Tổ chức giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán động vật và các sản phẩm nguồn gốc từ động vật; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ và vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đến người chăn nuôi về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi; hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh, tiêu độc khử trùng, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tiêm vắc xin và lợi ích của việc tiêm vắc xin đầy đủ để phòng các bệnh nguy hiểm cho đàn vật nuôi.
Thành lập các Đoàn công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương. Không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh.
Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố, trước pháp luật nếu thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo để xảy ra dịch bệnh GSGC phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý.
UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn Thành phố; chủ động tổ chức giám sát dịch bệnh động vật nhằm phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời, hướng dẫn xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng. Đôn đốc, kiểm tra các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch quốc gia về phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn Thành phố đã được phê duyệt.
Sở Y tế căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, hướng dẫn, giám sát về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền lây giữa người và động vật.
Sở Công Thương căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp Sở Nông nghiệp và Môi trường và các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý thị trường, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.
Công an Thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, các Sở, ban ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã và trong việc ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trái phép.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)