Hà Nội: tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong chăn nuôi
Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, để giảm thiểu hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ và đẩy mạnh giết mổ tập trung có kiểm soát, TP Hà Nội cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật...

 

Giết mổ gia cầm tập trung để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh: T. T

Theo thống kê, hiện nay cả nước chỉ có trên 460 cơ sở giết mổ động vật tập trung. Tuy nhiên, số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn cả nước hiện rất cao, có tới trên 24.650 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ (trên 1.480 cơ sở giết mổ trâu/bò, trên 17.600 cơ sở giết mổ lợn, trên 4.800 cơ sở giết mổ gia cầm, trên 90 cơ sở giết mổ dê/cừu và trên 640 cơ sở giết mổ hỗn hợp trên 2 loại động vật).

Hầu hết các cơ sở này không đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình giết mổ, bảo quản thực phẩm, việc kiểm soát tại cơ sở giết mổ nhỏ lẻ này mới đạt khoảng 18,6 %, dẫn đến nguy cơ cao về dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Chăn nuôi, Thuỷ sản và Thú y Hà Nội, tính đến tháng 5/2024, TP Hà Nội có tổng số trên 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Trong đó, có 89 cơ sở có giết mổ trâu bò; trên 210 cơ sở có giết mổ lợn, 410 cơ sở có giết mổ gia cầm; 1 cơ sở vừa giết mổ lợn và gia cầm; 6 cơ sở giết mổ động vật khác. Trong đó, có 10 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nằm trong quy hoạch của Thành phố.

Hiện nay, Chi cục Chăn nuôi, Thuỷ sản và Thú y Hà Nội đang quản lý, kiểm soát hoạt động giết mổ đối với trên 130 cơ sở giết mổ động vật trên cạn đã được chính quyền địa phương cho phép hoạt động, chiếm 18,38% số cơ sở giết mổ của Thành phố, về sản lượng kiểm soát được 400 tấn, chiếm 44,44%-50% nhu cầu. Trong đó, số cơ sở được cấp mã số kiểm soát giết mổ là 72 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; số còn lại kiểm tra bằng vệ sinh thú y.

Ông Ngô Đình Loát - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thuỷ sản và Thú y Hà Nội cho biết, đối với công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, năm 2023 tổng số động vật được kiểm soát giết mổ là gần 15 con, tăng 34,63%; 4 tháng đầu năm 2024, tổng số động vật được kiểm soát giết mổ là 5.497.030 con, tăng 30,13% so với cùng kỳ năm 2023.

Mặc dù vậy, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm của Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập do vẫn tồn tại tình trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng hợp tác xã lớn. Bên cạnh các doanh nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi quy mô lớn thì vẫn còn số lượng lớn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân bố ở hầu hết 18 huyện, thị xã, vì vậy tình trạng giết mổ nhỏ, lẻ vẫn còn nhiều.

"Mặc dù, Hà Nội đã bàn hành Quyết định về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn TP Hà Nội. Nhưng đến nay mới có 10/29 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch của TP đã được đầu tư, đang hoạt động sản xuất nhưng số còn lại đã tạm dừng và chưa có đầu tư" - ông Ngô Đình Loát cho hay.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, nước ta hiện có đàn gia súc gia cầm lớn so với các nước ở khu vực Đông Nam Á, đàn trâu bò 2,5 triệu con, đàn bò 6,53 triệu con, đàn gia cầm 558 triệu con. Bên cạnh đó có khoảng trên 13.700 trang trại chăn nuôi, trong đó trang trại quy mô lớn chiếm 5,8% tổng số trang trại, trang trại quy mô vừa chiếm 31,3% tổng số trang trại, trang trại quy mô nhỏ chiếm 62,9% tổng số trang trại.

Tuy nhiên hoạt động giết mổ gia súc gia cầm của nước ta hiện đang còn nhiều khó khăn, bất cập cần được tháo gỡ. Nguyên nhân là do tỷ lệ cơ sở giết mổ nhỏ lẻ cao. Nhìn một cách tổng quát, việc bất cập trong quản lý giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội cũng như trên cả nước là do thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng chuyên môn. Việc quản lý hoạt động giết mổ nhỏ lẻ còn nhiều khó khăn, chưa đồng bộ tại các địa phương.

Nguyên nhân chủ yếu là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tự phát này nằm ở khắp các ngõ xóm, hoạt động giết mổ thất thường, không ổn định hôm làm, hôm không theo nhu cầu của người chăn nuôi hoặc theo nhu cầu của người kinh doanh.

Thực trạng việc giết mổ gia súc, gia cầm tại gia đình thường về đêm hoặc sáng sớm, không cần trang thiết bị lớn, dụng cụ đơn giản, có thể giết mổ ngay tại cửa chuồng, sân bể, khoảng đất rộng quanh khu vực chuồng nuôi, vậy nên ô nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, một bộ phận người tiêu dùng vẫn chuộng mua thịt tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vì giá rẻ, tiện lợi, chưa quan tâm đầy đủ đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhiều người tiêu dung vẫn thích sử dụng thịt nóng (ngay sau giết mổ), dễ dãi với thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm soát của lực lượng chuyên môn.

Trong hoạt động giết mổ gia cầm, tập quán thói quen của người tiêu dùng vẫn sử dụng gà trong hoạt động cúng lễ ngày rằm, ngày lễ, ngày giỗ nên việc mua bán, giết mổ gia cầm tại chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm vẫn thường xuyên diễn ra rất khó kiểm soát. Ngoài ra, hiện nay chính sách hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở giết mổ tập trung đã có nhưng chưa phù hợp, khi triển khai rất khó, thiếu hiệu quả.

Một số nơi có chính sách nhưng thủ tục rườm rà, không thu hút được doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động giết mổ tập trung, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay.

Để giảm thiểu hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ và đẩy mạnh giết mổ tập trung có kiểm soát, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật.

The đó, cần thực hiện tốt Chiến lược phát trển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến 2045, trong đó có đề án "Phát triển công nghiệp giết mổ chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030". Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giết mổ, tập trung vào các cơ sở giết mổ tập trung, hiện đại. Có thể thí điểm cho hoạt động giết mổ gia cầm tại các trung tâm chợ lớn, khu đô thị nhưng đảm bảo có kiểm soát.

Cần có chính sách đặc thù ưu đãi hỗ trợ các cơ sở giết mổ tập trung. Do nguyên lý chung, khi tăng số cơ sở giết mổ tập trung sẽ giảm nhanh cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Thực tế để xây dựng cơ sở giết mổ tập trung là rất tốn kém, nhất là hệ thống xử lý môi trường và trang thiết bị, công nghệ tiến tiến đủ tiêu chuẩn. Bên cạnh đó còn nhiều khó khăn, bất cập về chính sách đất đai, thuế, xây dựng vùng nguyên liệu nên rất cần có chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp dầu tư cho hoạt động này.

Đồng thời cần phải giải quyết "khoảng trống" quản lý, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý hoạt động giết mổ cho các cấp chính quyền địa phương. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ về giết mổ động vật, an toàn thực phẩm, nhất là ở cấp huyện, cấp xã khi có sự biến động về tổ chức đối với hệ thống thú y cơ sở.

Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động giết mổ, truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật. Đây là hoạt động quản lý trong hệ thống "công nghệ chuyển đổi số ngành nông nghiệp" hiện đã và đang được quan tâm thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động giết mổ, đặc biệt là đối với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

Nguồn - Báo Kinh tế Đô thị

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 6251
Tổng lượng truy cập: 24424466