Hình ảnh vắc xin Dịch tả lợn Châu phi NAVET-ASFVAC do Công ty CP thuốc thú y Trung ương NAVETCO nghiên cứu, sản xuấtvà AVAC ASF LIVE do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất |
Với sự hỗ trợ, hợp tác kỹ thuật, chuyển giao khoa học, công nghệ, đặc biệt chuyển giao chủng giống vi rút sản xuất vắc xin DTLCP của các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các doanh nghiệp, các cơ quan chuyên môn thú y của Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu, sản xuất thành công, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng vắc xin DTLCP tại Việt Nam. Từ tháng 5/2022 đến nay đã có 02 loại vắc xin DTLCP (NAVET-ASFVAC do Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO nghiên cứu, sản xuất và AVAC ASF LIVE do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất) được đăng ký và cấp Giấy chứng nhận lưu hành theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc tế đối với vắc xin thú y. Đây là những vắc xin phòng bệnh DTLCP thương mại đầu tiên được cấp phép lưu hành, đặc biệt trong bối cảnh sau hơn 100 năm qua chưa có vắc xin thương mại trong phòng bệnh DTLCP được cấp phép trên thế giới.
Để chủ động phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và sử dụng vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi an toàn, hiệu quả; ngày 24/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có văn bản số 4870/BNN-TY gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Văn bản nêu cụ thể:
Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành, chính quyền các cấp của địa phương:
Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo đúng tinh thần chỉ đạo tại các văn bản của Đảng, Nhà nước, quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y và xem xét, quyết định việc sử dụng vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi.
Căn cứ tình hình dịch bệnh, chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu việc sử dụng vắc xin DTLCP để phòng, chống dịch bệnh tại địa phương; tổ chức lấy mẫu giám sát, đánh giá sau tiêm phòng vắc xin DTLCP. Lưu ý trong quá trình triển khai tiêm phòng vắc xin DTLCP, có thể các đàn lợn của địa phương đã nhiễm vi rút DTLCP thực địa và các mầm bệnh khác, nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, nên khi đàn lợn được tiêm vắc xin DTLCP, rất có thể có phản ứng, phát bệnh, bị chết và buộc phải xử lý ổ dịch, tiêu hủy lợn bệnh theo quy định.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO và Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam trong việc triển khai sử dụng vắc xin phòng bệnh DTLCP theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Báo cáo kết quả sử dụng vắc xin DTLCP (nếu có), cũng như kịp thời có văn bản phản ánh đầy đủ, chính xác những khó khăn, vướng mắc đến Bộ NN&PTNT (qua Cục Thú y) để phối hợp, xử lý.
Đề nghị Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO và Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam:
Xây dựng kế hoạch sản xuất, cung ứng vắc xin DTLCP theo nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu, bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu lực theo đúng quy định. Đồng thời, chịu trách nhiệm kiểm nghiệm chất lượng toàn bộ các lô vắc xin DTLCP sản xuất trước khi đưa vào kinh doanh, sử dụng.
Chịu trách nhiệm kiểm nghiệm chất lượng toàn bộ các lô vắc xin DTLCP sản xuất trước khi đưa vào kinh doanh, sử dụng. Đồng thời, tiếp tục phối hợp gửi mẫu vắc xin tới Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I thuộc Cục Thú y để kiểm tra chất lượng đủ ít nhất 10 lô vắc xin sản xuất liên tiếp. Hướng dẫn các địa phương về tiêu chí kỹ thuật, lựa chọn lợn đáp ứng điều kiện để tiêm phòng vắc xin DTLCP.
Chủ động, tiếp tục thực hiện giám sát chất lượng vắc xin và chịu trách nhiệm về chất lượng vắc xin khi cung ứng trên thị trường; có kế hoạch ứng phó, sẵn sàng khắc phục trong các trường hợp rủi ro không mong muốn xảy ra khi sử dụng vắc xin DTLCP. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế và các đơn vị liên quan để tổ chức nghiên cứu, đánh giá chất lượng, hiệu quả của vắc xin DTLCP trên các đối tượng lợn khác nhau và độ tuổi khác nhau, độ ổn định và kéo dài thời hạn sử dụng vắc xin.
Thông tin về vắc xin Dịch tả lợn Châu phi NAVET-ASFVAC do Công ty CP thuốc thú y Trung ương NAVETCO nghiên cứu, sản xuất và AVAC ASF LIVE do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất (Nguồn tham khảo: https://navetco.com.vn/navet-asfvac-chung-asfv-g-delta-i-177l-93.html; http://www.avac.com.vn/san-pham-cho-heo/avac-asf-live/).
TT | THÔNG TIN VẮC XIN | LOẠI VẮC XIN | |
NAVET-ASFVAC | AVAC ASF LIVE | ||
1 | Dạng Bào Chế | Vắc xin nhược độc, đông khô | Vắc xin nhược độc, đông khô |
2 | Quy Cách | Chai, lọ: 10, 20, 25, 50, 100, 200, 250, 500 liều | Lọ 5 liều, 10 liều, 20 liều, 25 liều, 50 liều và 100 liều |
3 | Thành phần | Vi rút Dịch tả heo châu Phi nhược độc chủng ASFV-G-Delta-I 177L, chứa ít nhất 102,6 HAD50/ liều | Mỗi liều vắc xin chứa tối thiểu 103,5 HAD50 vi rút dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) nhược độc chủng MGF và chất bổ trợ đông khô |
4 | Chỉ định | - Dùng gây miễn dịch chủ động phòng bệnh Dịch tả heo châu Phi cho heo khỏe mạnh. - Đối tượng tiêm: Heo con 8-10 tuần tuổi. | - Dùng để phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi cho lợn thịt khoẻ mạnh từ 4 tuần tuổi trở lên. -Sau khi tiêm phòng 4 tuần, lợn có miễn dịch phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Thời gian miễn dịch kéo dài ít nhất 4 tháng. |
5 | Cách sử dụng, liều lượng | - Tiêm bắp thịt. - Khi dùng, vắc xin được pha với dung dịch pha vắc xin vô trùng đã làm lạnh sao cho 1 ml vắc xin (hoặc 2 ml vắc xin) chứa 1 liều vắc xin đạt hiệu giá vi rút ít nhất 102,6 HAD50. - Liệu trình: Tiêm 2 mũi. Tiêm lần đầu 1 liều vắc xin/ con/ tiêm bắp thịt. Tiêm vắc xin nhắc lại cùng liều sau mũi một 21-30 ngày. | - Tiêm bắp. - Pha vắc xin đông khô với dung dịch pha Avac Diluent kèm theo, mỗi liều có thể tích 2 ml. Không pha với các dung dịch khác. - Liệu trình: Tiêm 1 liều vắc xin cho lợn thịt từ 8 – 10 tuần tuổi trở lên. Nơi có nguy cơ dịch bệnh cao, có thể tiêm cho lợn thịt đã đủ 4 tuần tuổi. |
6 | Lưu ý | - Chỉ tiêm vắc xin cho heo khỏe mạnh. - Không tiêm cho heo nái, nái mang thai và đực giống. - Không dùng chai vắc xin đã bị nứt, bật nắp, mất nhãn, nhãn không có số lô - ngày sản xuất - hạn sử dụng hoặc đã hết hạn sử dụng, bánh đông khô bị teo. - Syringe, kim tiêm và các dụng cụ dùng để tiêm phòng phải được tiệt trùng. Định kỳ thay kim tiêm trong suốt quá trình tiêm phòng. - Trong một số ít trường hợp, phụ thuộc vào cá thể, có một tỷ lệ nhỏ heo sau khi tiêm vắc xin có thể có phản ứng không như mong muốn (quá mẫn). Trong những trường hợp như vậy, cần thiết phải thông báo cho thú y viên để xử lý kịp thời và khuyến cáo can thiệp bằng Adrenaline kết hợp với các thuốc hỗ trợ điều trị khác. - Sau khi hoàn nguyên: Phải sử dụng hết vắc xin trong 2-4 giờ. - Thời gian ngưng sử dụng vắc xin: 28 ngày. | - Chỉ sử dụng cho lợn thịt khoẻ mạnh. - Không tiêm vắc xin cho lợn hậu bị, lợn nái và đực giống. - Vắc xin đã pha phải sử dụng ngay trong vòng 2 giờ. - Dụng cụ dùng để pha và tiêm vắc xin phải sạch, vô trùng và không dính các chất tẩy rửa hoặc sát trùng. - Không dùng lọ vắc xin đã bị rạn nứt, biến màu hoặc hết hạn sử dụng. |
7 | Bảo quản | - Bảo quản và vận chuyển vắc xin ở nhiệt độ 2-8○C. - Trong quá trình vận chuyển phải giữ trong thùng xốp có đá lạnh khô, tránh ánh sáng trực tiếp và dùng xe chuyên dụng có bảo quản lạnh để vận chuyển. | - Từ 2 - 8○C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. - Trong quá trình vận chuyển phải giữ trong thùng xốp có đá lạnh khô, tránh ánh sáng trực tiếp và dùng xe chuyên dụng có bảo quản lạnh để vận chuyển. |
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)