Quy định về sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi động vật trên cạn
Hiện nay, kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi với mục tiêu phòng bệnh và trị bệnh đối với các bệnh nhiễm khuẩn… Việc sử dụng kháng sinh không đúng mục đích, không đúng liều và không đúng thời gian, chỉ dẫn của bác sỹ sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc không chỉ vật nuôi mà ở trên con người; ảnh hưởng an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng; giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi.

Quy định hiện hành về sử dụng thuốc thú y có chứa kháng sinh và kê đơn thuốc thú y dùng cho động vật trên cạn được quy định lại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 của Chính phủ; Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020 và Thông tư số 13/2022/ TT-BNNPTNT ngày 28/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó:

1. Nguyên tắc kê đơn thuốc thú y

Tất cả các loại thuốc thú y phải được kê đơn khi sử dụng, trừ các loại thuốc thú y sau: (i) Thuốc thú y có chứa hoạt chất thuộc nhóm thuốc phòng trị bệnh cầu trùng bao gồm: Decoquinate, Diclazuril, Halofuginone hydrobromide, Lasalocid A sodium, Maduramicin ammonium alpha, Monensin sodium, Narasin, Nicarbazin, Robenidine hydrochloride, Salinomycin sodium, Semduramicin sodium. (ii) Thuốc thú y có chứa hoạt chất sát trùng, khử trùng, tiêu độc dùng trong hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. (iii) Các loại vắc xin, kháng thể dùng trong thú y. (iv) Các loại thuốc thú y dùng cho mục đích tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh. (v) Thảo dược, dược liệu dùng trong thú y.

Việc kê đơn thuốc thú y phải dựa trên kết quả khám bệnh hoặc chẩn đoán hoặc xét nghiệm bệnh; bảo đảm hợp lý, an toàn, hiệu quả và phù hợp với mức độ bệnh. Người kê đơn chỉ được kê đơn đối với các loại thuốc thú y được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.

Kê đơn thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất: (i) Đơn thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất được lập thành 03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật; 01 bản lưu tại cơ sở nuôi động vật; 01 bản lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc thú y. Trường hợp đơn thuốc được kê và bán bởi chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật, đơn thuốc được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại cơ sở người kê đơn; 01 bản lưu tại cơ sở nuôi động vật. (ii) Kê đơn thuốc với số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 07 (bảy) ngày hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. (iii) Cơ sở, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật phải lập và gửi danh sách chữ ký mẫu của người kê đơn thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất của cơ sở mình đến cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tại địa phương.

2. Vật nuôi ở giai đoạn con non được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh

Loại vật nuôi

Tiêu chí xác định giai đoạn con non

Lợn

Khối lượng ≤ 25 kg hoặc ≤ 60 ngày tuổi

Gà, vịt, ngan, chim cút

≤ 21 ngày tuổi

Thỏ

≤ 30 ngày tuổi

Bê, nghé

≤ 6 tháng tuổi

3. Danh mục các hoạt chất kháng sinh sử dụng phòng bệnh cho động vật trên cạn

Danh mục

Nhóm

Tên hoạt chất

DHDFGFHTGHDFHH

NHÓM ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG

Aminoglycosides

Amikacin, Dihydrostreptomycin, Framycetin, Gentamicin, Kanamycin, Neomycin, Streptomycin, Tobramycin, Apramycin

Ansamycins

Rifabutin, Rifampicin, Rifamycin

Carbapenems

và Penems khác

Panipenem

Cephalosporins

(thế hệ 3, 4, 5)

Cefoperazone, Cefoperazone-sulbactam, Cefotaxime, Ceftriaxone, Ceftriaxone-sulbactam, Ceftiofur, Cefquinome

Quinolones

và Fluoroquinolones

Danofloxacin, Difloxacin, Enoxacin, Enrofloxacin, Flumequine, Marbofloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin, Oxolinic acid

Marclolides

và Ketolides

Azithromycin, Clarithromycin, Erythromycin, Josamycin, Oleandomycin, Roxithromycin, Spiramycin, Gamithromycin, Kitasamycin, Tildipirosin, Tilmicosin, Tulathromycin, Tylosin, Tylvalosin

Penicillins (tự nhiên, aminopenicillins

và antipseudomonal)

Amoxicillin, Amoxicillin- clavulanic acid, Ampicillin, Ampicillin-sulbactam, Bacampicillin, Penamecillin penicillin G (Benzylpenicillin), Penicillin V (Phenoxymethyl Penicillin), Pheneticillin, Penethamate hydriodide

Dẫn xuất của axit Phosphonic

Fosfomycin

Polymyxins

Colistin, Polymycin B

Thuốc sử dụng trị bệnh lao và các bệnh khác do vi khuẩn Mycobacteria

Calcium aminosalicylate

NHÓM RẤT QUAN TRỌNG

Amphenicols

Thiamphenicol, Florfenicol

Cephalosporins

(thế hệ 1 và 2) và Cephamycins

Cefadroxil, Cefalexin, Cefapirin, Cefazolin, Cefuroxime

Lincosamides

Clindamycin, Lincomycin

Penicillins (anti- staphylococcal)

Cloxacillin, Dicloxacillin, Oxacillin

Sulfonamides, Dihydrofolate, giảm, ức chế và kết hợp

Pyrimethamine, Sulfadiazine, Sulfadimethoxine, Sulfadimidine, Sulfafurazole (Sulfisoxazole), Sulfaisodimidine, Sulfalene, Sulfamazone, Sulfamerazine, Sulfamethizole, Sulfamethoxazole, Sulfamethoxypyridazine, Sulfametomidine, Sulfametoxydiazine, Sulfametrole, Sulfamoxole, Sulfanilamide, Sulfaperin, Sulfaphenazole, Sulfapyridine, Sulfathiazole, Trimethoprim

Tetracyclines

Chlortetracycline, Doxycycline, Oxytetracycline, Tetracycline

NHÓM QUAN TRỌNG

Aminocyclitols

Spectinomycin

Cyclic polypeptides

Bacitracin

Pleuromutilins

Tiamulin, Valnemulin

4. Nhưng hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi, đó là: Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.

Hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi nông hộ;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh đối với hành vi vi phạm; trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;

Buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm đối với hành vi vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Cấn Xuân Minh - Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1464
Tổng lượng truy cập: 25344896