Sốc nhiệt là hệ quả của nhiệt độ và độ ẩm cao, thường được gọi là chỉ số nhiệt - ẩm hoặc chỉ số sốc nhiệt trên lợn. Lợn ất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ vì cơ thể không có tuyến mồ hôi, phổi tương đối nhỏ. Sốc nhiệt diễn ra khi nhiệt độ cơ thể của lợn không thể tự cân bằng với nhiệt độ môi trường khiến lợn dễ mắc các bệnh và giảm năng suất, chất lượng.
Ảnh hưởng của sốc nhiệt đối với lợn: Khi bị sốc nhiệt, lợn giảm ăn hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, toàn thân ửng đỏ, lợn lờ đờ, thở dốc. Sốc làm cho lợn bị suy kiệt, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và năng suất của đàn lợn. Đối với lợn nái hậu bị và nái sau cai sữa chờ phối: Lợn chậm lên giống, biểu hiện động dục không rõ ràng, thời gian động dục ngắn. Lợn không đạt hưng phấn trong khi phối, thời gian phối giống ngắn, số lượng trứng rụng ít. Nhiệt độ bên trong cơ thể lợn nái quá cao có thể làm chết tinh trùng và trứng làm cho tỉ lệ con sinh ra thấp.
Ảnh hưởng của sốc nhiệt tới lợn nái
Đối với lợn đang nuôi con: Làm cho lợn sữa ít, chất lượng sữa giảm, lợn con không đồng đều, sức đề kháng kém, dễ bị tiêu chảy. Lợn nái cáu kỉnh, hay cắn con và đè chết con. Lợn nái nằm sấp bụng, không cho lợn con bú.
Giải pháp phòng tránh sốc nhiệt trên lợn
Giải pháp dài hạn: Tiêu chí tiên quyết trong việc lựa chọn hướng chuồng chính là đảm bảo cho vật nuôi tránh được lạnh vào mùa đông và mát vào mùa hè. Vi vậy chuồng nuôi bò nên đặt theo hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất. Chuồng nuôi đảm bảo độ thông thoáng của chuồng, khoảng cách giữa các dãy chuồng từ 10-12m, hành lang rộng tối thiểu 1,5m. Chuồng được trang bị các hệ thống điều hòa nhiệt độ hoặc hệ thống làm mát trong chuồng. Trồng nhiều cây xanh để khu vực chăn nuôi thoáng mát và tránh việc để ánh nắng chiếu trực tiếp.
Một số giải pháp can thiệp phòng tránh sốc nhiệt mùa hè:
* Nước và điện giải: Đảm bảo luôn đủ nước sạch, mát cho lợn mọi lúc, bơm nước lên bể ít nhất 3 lần/ ngày, tránh cho lợn uống nước phơi nắng cả ngày. Hệ thống núm uống nước, máng ăn phải đảm bảo phù hợp với số lượng lợn chăn nuôi và phải luôn hoạt động tốt. Cung cấp điện giải và Vitamin C hàng ngày vào nước cho lợn uống giúp vật nuôi cân bằng chất điện giải, nhiệt, chống mất nước, nâng cao sức đề kháng, chống stress nhiệt hiệu quả. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
* Nhiệt độ và độ ẩm: Sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng nuôi; luôn đảm bảo nhiệt độ trong chuồng nuôi từ 22-250C và ẩm độ < 75%; hạn chế tối thiểu dao động nhiệt độ trong chuồng nuôi. Khi nhiệt độ tăng cao, sử dụng hệ thống phun nước lên mái, ở dàn mát để làm mát cho cả trong và ngoài chuồng nuôi; nếu ẩm độ xuống thấp thì có thể bố trí các vòi phun sương trong chuồng nuôi.
* Chăm sóc nuôi dưỡng: Những đợt nắng nóng kéo dài chú ý chia khẩu phần cho ăn nhiều bữa, cho ăn vào lúc sáng sớm, chiều mát và buổi tối, hạn chế cho ăn vào buổi trưa. Bổ sung thêm vào khẩu phần ăn men tiêu hoá để kích thích ăn và hỗ trợ tiêu hoá thức ăn.
Trong mùa hè nên giảm mật độ nuôi, điều này là rất quan trọng vì thời tiết nắng nóng tạo ra nhiều khí độc vì vậy môi trường chăn nuôi ô nhiễm rất nặng. Lợn nái có chửa nên nuôi ở diện tích chuồng nuôi 3 - 4 m2, lợn thịt cần 2m2/con.
* Sử dụng thuốc: Đối với lợn nái đẻ, tiêm sắt trước đẻ 5 ngày, tiêm vào buổi sáng đề phòng thiếu máu gây khó thở khi bị sốc nhiệt. Nái nuôi con, sắp cai sữa sử dụng sản phẩm kích thích động dụng, tránh gây sốt sữa, viêm vú. Tiêm phòng đầy đủ vắc xin: Lở mồm long móng, Tai xanh, Dịch tả, Circo….
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)