Hà Nội tháo gỡ khó khăn trong xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
Ngày 19-5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị rà soát, đánh giá những hạn chế, vướng mắc trong triển khai thực hiện Quyết định 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt "Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội".
 
                                                                         Quang cảnh hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Đình Đảng cho biết, hiện nay toàn thành phố có 730 cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó có 670 cơ sở giết mổ thủ công, nhỏ lẻ. Thực hiện Quyết định 761/QĐ-UBND, toàn thành phố sẽ có 29 cơ sở giết mổ tại 14 huyện, thị xã.

Sau hơn 2 năm triển khai, đến nay đã có 10/29 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch của thành phố được đầu tư, đang hoạt động sản xuất (đạt 34,5% theo quy hoạch). Tuy nhiên, so với kết quả như vậy, việc triển khai mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo Quyết định 761/QĐ-UBND còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm động vật có kiểm soát trên địa bàn thành phố.

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, việc thực hiện xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung rất khó khăn do kinh phí xây dựng cơ sở giết mổ rất lớn, nhưng đến nay, một số cơ sở đã hình thành hoạt động chưa hiệu quả, mới đạt 15-30% công suất. Hơn nữa, việc xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải thực hiện thu hồi, giải phóng mặt bằng đấu giá, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng dự án... như các dự án khác nên khó thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Ngoài ra, chợ kinh doanh truyền thống, điểm kinh doanh sản phẩm sau giết mổ đang chiếm tỷ lệ cao (70-80%) trong tổng lượng thực phẩm cung cấp hằng ngày cho người tiêu dùng, song đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về quản lý nguồn thực phẩm bán tại các chợ truyền thống nên gây khó khăn cho các điểm giết mổ tập trung khi cung ứng nguồn thực phẩm ra thị trường.

Hà Nội tập trung tháo gỡ khó khắn cho việc xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, thời gian tới, thành phố cần thu hồi những dự án đầu tư đối với cơ sở giết mổ đã xây dựng nhưng không còn hoạt động. Thành phố quy định lộ trình chỉ cho phép kinh doanh tiêu thụ sản phẩm thịt sau giết mổ của các cơ sở giết mổ được chính quyền cấp phép hoạt động. Giai đoạn 2023-2025 áp dụng cho các quận, giai đoạn 2026-2030 áp dụng cho các huyện có quyết định lên quận, sau năm 2030 thực hiện trên toàn thành phố.

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp tham mưu thành phố thành lập tổ công tác chuyên môn bao gồm các sở, ngành để đôn đốc, tập trung tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư trong quá trình lập dự án, đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Chính quyền địa phương cần quyết liệt đưa các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vào hoạt động tại các cơ sở đủ điều kiện, đã được cấp phép hoạt động; đầu tư nâng cấp chợ truyền thống, nhất là đối với khu vực kinh doanh thực phẩm...

Báo Hà Nội mới

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 692
Tổng lượng truy cập: 25344896