Hà Nội tháo gỡ khó khăn việc xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
Chiều 30-3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quang cảnh hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Đình Đảng cho biết, thực hiện Quyết định 761/QĐ-UBND, đến nay có 10/29 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch của thành phố đã được đầu tư, đang hoạt động sản xuất (đạt 34,5% theo quy hoạch).

Theo đó, cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm công nghiệp đã có 6/8 cơ sở được đầu tư xây dựng (đạt 75%); trong đó 4 cơ sở giết mổ tại các huyện: Chương Mỹ, Đông Anh, Thanh Oai, Thường Tín đang duy trì hoạt động và 2 cơ sở giết mổ tại các huyện: Đan Phượng, Gia Lâm đang tạm dừng hoạt động.

Đa số cơ sở đều hoạt động trước khi có Quyết định 761/QĐ-UBND và được đưa vào mạng lưới; 1 cơ sở giết mổ lợn của Công ty cổ phần CP Việt Nam đang xây dựng và hoàn thiện sau khi mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được phê duyệt; 1 cơ sở giết mổ công nghiệp tại Sóc Sơn chưa được triển khai.

Các cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm tập trung đã đầu tư xây dựng và đi vào sản xuất gồm 3/8 cơ sở giết mổ tại các huyện: Chương Mỹ, Đan Phượng (đạt 37,5%); còn 5/8 cơ sở chưa có nhà đầu tư (tại các huyện: Mê Linh, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thanh Oai, Thường Tín).

Bên cạnh đó, cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm tập trung quy mô nhỏ có 1 cơ sở giết mổ tại huyện Chương Mỹ đang hoạt động (đạt 7,69%); còn 12/13 điểm giết mổ chưa triển khai xây dựng, thậm chí chưa có nhà đầu tư (tại các huyện: Chương Mỹ, Gia Lâm, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thanh Oai, Ứng Hòa và thị xã Sơn Tây).

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, hiện nay, việc triển khai xây dựng cơ sở giết mổ tập trung còn khó khăn do việc bố trí quỹ đất để xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung cần thu hồi, giải phóng mặt bằng, đấu giá, chuyển đổi mục đích sử dụng... nên phải thực hiện nhiều thủ tục.

Hà Nội sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn để hình thành các cơ sở giết mổ công nghiệp bảo đảm an toàn thực phẩm.

Cùng với đó, kinh phí xây dựng rất lớn, đặc biệt đối với hạng mục xử lý chất thải, nước thải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường; các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ chiếm số lượng lớn, chưa được quản lý đang tồn tại song song với cơ sở giết mổ tập trung khiến cơ sở giết mổ tập trung khó cạnh tranh do chi phí cao hơn...

Kết luận hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tạ Văn Tường cho biết, Sở tham mưu thành phố tổ chức hội nghị gồm các sở, ngành, huyện, thị xã để đánh giá kết quả triển khai Quyết định 761/QĐ-UBND nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động các cơ sở giết mổ mới.

Thành phố chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thị xã tạo điều kiện thuận lợi (thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, đấu giá, chuyển đổi mục đích sử dụng đất...) cho các tổ chức, cá nhân khi đầu tư vào lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm; tập trung tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng các dự án bảo đảm tiến độ theo thẩm quyền quản lý của các cơ quan chuyên môn.

Báo Hà Nội mới

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1237
Tổng lượng truy cập: 22236178