Theo đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện thị xã:
a) Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo đúng quy định tại Luật Thú y, Luật An toàn thực phẩm, các văn bản của Bộ Nông nghiệp vả Phát triển nông thôn và chỉ đạo của UBND Thành phố.
b) Người đứng đầu UBND các cấp thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; lấy kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật làm tiêu chí thi đua, khen thưởng của địa phương; thực hiện xử lý cán bộ, công chức trong trường hợp thiếu trách nhiệm, buông lỏng, lơ là, chủ quan trong quản lý phòng, chống dịch, bệnh gia súc, gia cầm theo quy định.
c) Thành lập Đoàn công tác do Lãnh đạo UBND các cấp làm trưởng đoàn tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, vận chuyển, giết mổ, chế biến động vật, sản phẩm động vật và hướng dẫn, đôn đốc, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật tại cơ sở; xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thú y và an toàn thực phẩm.
d) Chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, kinh phí dự phòng theo quy định và có kế hoạch để chủ động ứng phó khi có ổ dịch bệnh động vật phát sinh trên địa bàn. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển, giết mổ, chế biến động vật, sản phẩm động vật tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
đ) Chỉ đạo UBND cấp xã, các ban, ngành của địa phương chủ động phối hợp với cơ quan Thú y quản lý chặt chẽ đàn vật nuôi, tổ chức tiêm phòng vắc xin đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng theo quy định; tăng cường hoạt động giám sát dịch bệnh đến từng hộ, xóm, thôn và cộng đồng dân cư để phát hiện sớm, báo cáo kịp thời dịch bệnh trên động vật.
e) Chỉ đạo thực hiện duy trì nghiêm các điều kiện về vùng an toàn dịch bệnh Dại tại các quận đã được công nhận là vùng an toàn bệnh Dại; đối với các quận chưa được chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh Dại tiếp tục hoàn thiện các điều kiện để được chứng nhận theo đúng chỉ đạo của UBND Thành phố.
Đồng thời Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện các nội dung sau:
a) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ sở, tổ chức, cá nhân đối với việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp theo thẩm quyền.
b) Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn thuộc Sở và các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thú y, về phòng, chống bệnh động vật và an toàn thực phẩm; chủ động phối hợp với Cục Thú y, các cơ quan chuyên môn liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai các giải pháp giám sát dịch bệnh nhằm chủ động phát hiện, báo cáo, xử lý kịp thời ổ dịch bệnh động vật khi mới phát sinh.
c) Phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị, các cơ quan thông tấn, báo chí thuộc Thành phố tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, nguy cơ, tác hại của dịch bệnh và chính sách, pháp luật hiện hành của Nhà nước.
d) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
- Rà soát, triển khai thực hiện tốt công tác tiêm phòng, đặc biệt chú trọng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: bệnh Lở mồm long móng, bệnh Cúm gia cầm, bệnh Dại, bệnh Viêm da nổi cục và bệnh Tai xanh tại khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao và địa phương bị ảnh hưởng lớn do thời tiết (lũ lụt, rét đậm, rét hại,...); chủ động tham mưu triển khai tiêm phòng khi có vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo quy định.
- Tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, chú trọng giám sát các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý kịp thời, dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân, cộng đồng và thiệt hại cho quá trình phát triển sản xuất.
- Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn Thành phố; phối họp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm soát và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật các trường hợp vận chuyên, buôn bán bất hợp pháp động vật, sản phẩm động vật vào Thành phố.
- Chuẩn bị vắc xin, hóa chất, vật tư liên quan để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến dịch bệnh, tuýp vi rút đang lưu hành trên địa bàn và đánh giá nguy cơ lây nhiễm các tuýp vi rút để xây dựng kế hoạch tiêm phòng, lựa chọn vắc xin phù hợp tại các địa phương.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, Trạm Chăn nuôi và Thú y các quận, huyện, thị xà phân công cán bộ, nhân viên thú y giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh tới hộ, xóm, thôn, cộng đồng dân cư đảm bảo phát hiện, báo cáo kịp thời để khoanh vùng, xử lý dứt điểm, không để dịch bệnh lây lan.
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan quán triệt thực hiện nghiêm Chỉ thị này, thường xuyên báo cáo kết quả và những vấn đề phát sinh về UBND Thành phố (qua Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, tham mưu) để kịp thời chỉ đạo./.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)