Năm 2021 là một năm Thủ đô cũng như cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid- 19 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Thành phố đã đưa ra nhiều giải pháp để ứng phó với dịch bệnh, có thời điểm đã phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian khá dài để phòng chống dịch. Dich bệnh Covid-19 ảnh hưởng tới mọi mặt của xã hội, tác động tới mọi ngành nghề lĩnh vực trong đó ngành chăn nuôi không ngoại lệ. Theo báo cáo từ Cục Chăn nuôi, dịch Covid-19 làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng nên giá vật tư đầu vào sản xuất đều tăng cao, đặc biệt là giá nguyên liệu thức ăn và thức ăn chăn nuôi, làm cho giá thành sản xuất tăng theo. Mọi chi phí cho lưu thông vận chuyển hàng hóa đều tăng, nên lợi ích không hài hòa giữa 3 khâu: sản xuất – lưu thông – tiêu dùng. Thêm vào đó do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid nhiều nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể, trường học đóng cửa, vì vậy nhu cầu thực phẩm giảm rõ rệt. Do nhu cầu giảm, lưu thông khó khăn nên sản phẩm quá lứa, ứ đọng sản xuất, khó tái đàn. Giá tiêu thu sản phẩm rất thấp, đặc biệt là gà công nghiệp trắng có thời điểm xuống dưới 10.000 đồng/kg, giá lợn có thời điểm đã xuống 30.000 đồng/kg hơi. Làm cho người chăn nuôi thua lỗ, ảnh hưởng đến tâm lý tăng tái đàn, cũng như giảm đầu tư cho chăn nuôi tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh vì vậy cần phải có giải pháp phù hợp để phát triển ngành chăn nuôi sau dịch bệnh Covid – 19.
Vậy một câu hỏi đặt ra cần có giải pháp gì để phát triển ổn định ngành chăn nuôi Thủ đô sau dịch bệnh Covid – 19?
Giải pháp ngắn hạn đó là:
- Thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong thới gian còn diễn biến của dịch bệnh Covid-19 theo kịch bản tại các vùng xanh, đỏ, da cam để duy trì phát triển sản xuất
- Thực hiện tốt Phương án số 77/PA-SNN ngày 03/9/2021 về Phương án tổ chức sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn cung thực phẩm nông, lâm, thủy sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời kỳ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19
- Tiếp tục triển khai kế hoạch, chương trình phòng chống dịch bệnh, công tác quản lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục chương trình giải pháp phát triển chăn nuôi: hướng dẫn công tác giám sát việc cung ứng tinh lợn miễn phí và gà Mía giống 01 ngày tuổi trên địa bàn. Xây dựng các vùng, khu, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
- Củng cố và phát triển các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, tăng cường sơ chế chế biến bao gói tiêu thụ sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử cung cấp trong thông tin sản phẩm rõ ràng trên các phương tiện thông tin công nghệ số.
- Phát triển chăn nuôi tại các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm theo quyết định số 3215/QĐ - UBND ngày 14/6/2019 của UBND Thành phố về việc ban hành Danh mục các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội và tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội;
- Tuân thủ song song các quy định về phòng chống dịch Covid-19 và các quy đinh phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm
- Xây dựng các vùng, khu, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn trong công tác sản xuất chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, vận chuyển, buôn bán thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y phục vụ cho công tác phát triển chăn nuôi trên địa bàn trong tình hình mới.
- Chủ động thực hiện các phương án tiêm phòng; chống bão lụt; chống rét cho đàn gia súc, gia cầm trú trọng chăm sóc giữ ổn định đàn giống để phát triển đàn thương phẩm khi có đủ điều kiện tăng nguồn thực phẩm cung cấp cho người dân khu vục nội thành đảm bảo nguồn cung thực phẩm hạn chế tối đa khủng hoảng thiếu thực phẩm làm giá cả tăng đột biến.
- Thực hiện tốt thông tư 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ Tài chính vê việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi áp dụng từ 17/5/2021 đến 31/12/2021.
- Tuyên truyền sâu rộng để đảm bảo cho nguồn nhân lực (hệ thống Thú y từ Thành phố đến xã phường) đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn trong tình hình mới vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa triển khai có hiệu quả các hoạt động công tác chuyên môn.
Giải pháp dài hạn:
Một là: Tập trung chỉ đạo sản xuất
Tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển đàn vật nuôi trong đó chú trọng đến phát triển đàn bò và đàn lợn trên địa bàn Thành phố; Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất giống lợn trên địa bàn, các trang trại, hộ chăn nuôi có lợn nái áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và cung ứng con giống phục vụ chăn nuôi lợn; thực hiện tái đàn theo quy định và thực hiện nghiêm việc kê khai với chính quyền cơ sở trước khi thực hiện tái đàn.
Hai là: Nâng cao chất lượng con giống
- Đối với đàn bò: Tiếp tục tăng tỷ lệ đàn bò Zebu hóa , trong đó tập trung chủ yếu giống bò thịt chất lượng cao, như BBB, Wagyu, Charolais…; cải tạo đàn bò cái nền bằng tinh bò Brahman, Senepol; tiếp tục sử dụng tinh phân ly giới tính đực BBB để nâng cao năng suất; đảm bảo tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cho đàn bò đạt trên 80%. Đảm bảo hoàn thành kế hoạch phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi hữu cơ đến năm 2025 của Thành phố. Dự kiến đàn bò năm 2025 đạt khoảng 150 nghìn con trong đó có 4600 con bò chăn nuôi theo hinh thức hữu cơ.
- Đối với đàn lợn: Tiếp tục phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất con giống, chú trọng phát triển đàn nái ngoại và nái thuần chiếm trên 80%. Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học Khuyến khích sử dụng nguồn giống tại địa phương hoặc con giống của các cơ sở cung ứng có uy tín, chất lượng để chăn nuôi đảm bảo sản lượng.
Tập trung sản xuất giống lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, tăng số lượng tinh lợn của các cơ sở sản xuất tinh lên 400 - 500 nghìn liều/năm; tăng tỷ lệ thụ tinh nhân tạo trên đàn lợn toàn Thành phố đạt trên 80% và giảm số lợn đực giống trong dân. Bổ sung nguồn con giống mang nguồn gen + chất lượng cao phục vụ sản xuất.
Đảm bảo đến năm 2025 toàn Thành phố có khoảng 2 triệu con lợn trong đó có 13.600 con lợn chăn nuôi theo hình thức hữu cơ.
- Đối với gia cầm: Tiếp tục hỗ trợ lưu giữ, bảo tồn và phát triển các giống gà Mía Sơn Tây; Hỗ trợ lưu giữ, phát triển giống vịt cỏ Vân Đình và các giống vịt đẻ trứng, vịt super thương phẩm chăn nuôi công nghệ cao.
Tập trung sản xuất ra trên 150 triệu gia cầm giống các loại; giữ ổn định sản lượng trứng gia cầm các loại (gà, vịt, ngan, chim và một số gia cầm khác) khoảng 2,65 tỷ quả. Đảm bảo ổn định giữ vững tổng đàn hang năm 38-40 triệu con. Đến năm 2025 có 73.700 con gia cầm chăn nuôi theo hướng hữu cơ.
Ba là: Giải pháp kỹ thuật
Tiếp tục hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi sản xuất giống, các doanh nghiệp chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố thực hiện chăn nuôi theo quy chuẩn quốc gia QCVN 01:14/2010/BNNPTNT; đối với các trại chăn nuôi lợn, gia cầm áp dụng quy trình thực hành tốt theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/10/2015 của BNNPTNT; Áp dụng các quy trình chăn nuôi theo hướng VietGap, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi sinh thái tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn thực phẩm.
Bốn là: Giải pháp về phòng, chống dịch bệnh
- Tham mưu xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hang năm; các văn bản tăng cường, đôn đốc, kiểm tra; giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, phát hiện sớm, báo cáo, khoanh vùng và xử lý kịp thời khi có ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra VSTY, ATTP trên địa bàn Thành phố; xây dựng kế hoạch tiêm phòng, vệ vinh, khử trùng tiêu độc, lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng, giám sát lưu hành vi rút; triển khai, hướng dẫn xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt, triển khai xây dựng vùng an toàn bệnh Dại động vật trên địa bàn các quận theo kế hoạch.
- Chủ động lấy mẫu giám sát để dự tính, dự báo sớm dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc, Tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi, bệnh Dại động vật…, đồng thời thực hiện giám sát sau tiêm phòng để đánh giá tỷ lệ bảo hộ đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường.
Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích các cơ sở chăn nuôi xây dựng cơ sở an toàn dịch theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; xây dựng kế hoạch và từng bước triển khai thí điểm xây dựng một số xã chăn nuôi trọng điểm thành cơ sở an toàn dịch bệnh để tiến tới xây dựng thành vùng an toàn dịch bệnh.
- Phối hợp các đơn vị, ban ngành có liên quan trong công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy đinh, chế độ chính sách; kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh; kiểm dịch, kiểm soát giêt mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, ATTP, duy trì hoạt động các Chốt kiểm dịch liên ngành, Trạm kiểm dịch đúng theo quy định.
Năm là: Giải pháp về chính sách
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đã có cho các đối tượng liên quan theo quy định như: Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về một số Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội.
Tập trung chỉ đạo phát triển đàn vật nuôi trong đó quan tâm phát triển đàn bò và đàn lợn để là hoàn thành định hướng, kế hoạch, kịch bản phát triển chăn nuôi năm hang năm góp phần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của ngành Nông nghiệp Thủ đô. Một số giải pháp, kế hoạch thiết thực cần thực hiện đó là:
- Kêu gọi, tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp phát triển chuỗi chăn nuôi khép kín, đầu tư, liên kết phát triển chăn nuôi. Đồng thời khuyến khích, hỗ trợ người dân đầu tư phát triển chăn nuôi với quy mô trang trại, thực hiện liên kết với các công ty, doanh nghiệp để đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững ổn định thị trường góp phần quản lý tốt nguồn giống, vật tư chăn nuôi.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất giống lợn trên địa bàn, các trang trại, hộ chăn nuôi có lợn nái áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và cung ứng con giống phục vụ chăn nuôi lợn; thực hiện tái đàn theo quy định và thực hiện nghiêm việc kê khai với chính quyền cơ sở trước khi thực hiện tái đàn.
- Đẩy mạnh việc sử dụng các giống ưu thế lai, thức ăn giàu dinh dưỡng, kết hợp thức ăn công nghiệp và sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có để tăng năng suất, sản lượng, giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm.
- Tăng tỷ lệ chăn nuôi vỗ béo gia súc ăn cỏ (trâu, bò…), tập trung chỉ đạo, khuyến khích người chăn nuôi lựa chọn những con trâu, bò không đủ tiêu chuẩn làm giống để nuôi vỗ béo đưa vào xuất bán, giết mổ.
- Đẩy mạnh việc phát triển tổng đàn vật nuôi theo định hướng năm 2021 của Thành phố, thông qua việc nhập con giống đảm bảo theo quy định; khuyến khích phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết có sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp để ổn định đầu ra cho sản phẩm.
* Đối với đàn bò thịt:
Tăng tỷ lệ đàn bò Zebu hóa là 100%, trong đó 50% là bò hướng thịt cao sản chất lượng cao (tập trung chủ yếu giống bò thịt chất lượng cao, như BBB, Wagyu, Charolais; Inra 95…); cải tạo đàn bò cái nền bằng tinh bò Brahman, Senepol; tiếp tục sử dụng tinh phân ly giới tính đực BBB để nâng cao năng suất; đảm bảo tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cho đàn bò đạt trên 80%.
* Đối với đàn bò sữa: Tăng lệ bò HF thuần chủng là 15%, HFF3 là 70%, HFF2 là 10% và HFF1 là 5%; tiếp tục sử dụng tinh phân ly giới tính cái với bò sữa để nâng cao chất lượng và sản lượng sữa; duy trì tỷ lệ TTNT cho đàn bò sữa là 100%.
* Đối với đàn lợn:
Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất con giống, chú trọng phát triển đàn nái ngoại và nái thuần chiếm trên 80% . Khuyến khích sử dụng nguồn giống tại địa phương hoặc con giống của các cơ sở cung ứng có uy tín, chất lượng để chăn nuôi đảm bảo sản lượng. Nâng cao năng suất, tỷ lệ sinh sản của đàn lợn nái bằng việc nhập giống lợn có nguồn Gen tốt.
* Đối với gia cầm:
Phát triển nuôi các giống gà màu Lương Phượng, gà Mía lai ri, gà Hoa và một số giống gà màu, Sasso, Ross 208, Brown, Ai Cập...Tăng cường đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
Tiếp tục hỗ trợ lưu giữ, bảo tồn và phát triển các giống gà Mía Sơn Tây; Hỗ trợ lưu giữ, phát triển giống vịt cỏ Vân Đình và các giống vịt đẻ trứng, vịt Super thương phẩm chăn nuôi công nghệ cao.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)