Mục tiêu, định hướng và giải pháp trọng tâm: Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045 tại Hà Nội

Là Thủ Đô song Hà Nội lại có nhiều lợi thế phát triển chăn nuôi, đặc biệt những năm qua với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, Thành phố đã có nhiều chính sách rất phù hợp đề tạo đà cho chăn nuôi phát triển. Đến nay Thành phố có tổng đàn gia súc gia cầm đứng ở tốp đầu cả nước với đàn gia cầm khoảng 38 triệu con, đàn lợn 1,57 triệu con, đàn trâu bò 164 ngàn con. Đặc biệt về chất lượng đàn gia súc gia cầm được cải thiện đang kể mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được Ngành Chăn nuôi cũng đang phải đối mặt với những khó khăn đó là phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ tỷ lệ còn cao (gần 60 %), cơ sở giết mổ nhỏ lẻ còn nhiều. Việc xây dựng liên kết chuỗi, chăn nuôi công nghệ cao, quy mô lớn, chế biến sâu tiến tới xuất khẩu đang còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Thực hiện Quyết định 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; Hà Nội đã và đang tập trung xây dựng Kế hoạch Hành động thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn thành phố với nội dung cụ thể:

Về mục tiêu phát triển

Mục tiêu chung: Khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi, doanh nghiệp giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm liên kết theo vùng, đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi lớn với quy trình khép kín từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo hướng sản xuất công nghiệp, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm có sức canh tranh cao; Trú trọng đền công tác lai tạo giống, cải tạo giống tạo ra các giống có năng suất, chất lượng cao là trung tâm cung cấp giống cho cả nước.

Chuyển đổi nhanh, mạnh từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, quy mô hộ gia đình sang phương thức chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại chăn nuôi xa khu dân cư. Trên cơ sở hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm để khuyến khích phát triển chăn nuôi chuyên canh tập trung quy lớn.

Đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất chăn nuôi để công nghiệp hóa, tự động hóa các khâu trong sản xuất giảm dần thay thế lao động thủ công nâng cao năng suất, giải phóng lao động trực tiếp tại các khu vực ô nhiễm, có nguy cơ cao ảnh hưởng sức khỏe con người, tự động hóa các khâu lao động nặng nhọc như vận chuyển thức ăn, sản xuất thức ăn, dọn vệ sinh chuồng trại, khử trùng phòng dịch điều hòa nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi...để hạ giá thành sản phẩm.

Mục tiêu cụ thể: Tổ chức chăn nuôi và giá trị chăn nuôi: Giai đoạn 2021-2025 giảm dưới 40% tỷ lệ chăn nuôi trong khu dân cư, hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm, các trang trại chăn nuôi xa khu dân cư đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường nâng mức tăng trưởng trung bình ngành giai đoạn 2021-2025 đạt 5-7%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt từ 4-5%/năm.

Tổng sản lượng thịt hơi các loại: Giai đoạn 2021-2025 đạt 400 nghìn-450 nghìn tấn/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt 450-500 nghìn tấn/năm; sản lượng trứng gia cầm các loại; giai đoạn 2021-2025 đạt từ 2,2-2,5 tỷ quả/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt từ 2,5-3 tỷ quả/năm; Sản lượng sữa tươi giai đoạn 2021-2025 đạt 40-42 nghìn tấn; giai đoạn 2026-2030 đạt 42-50 nghìn tấn.

Chất lượng sản phẩm: Giai đoạn 2021-2025 đạt 80-90%; giai đoạn 2026-2030 đạt 90-100% sản phẩm gia súc, gia cầm sau giết mổ của các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường được kiểm soát trên địa bàn Thành phố.

Tỷ trọng gia súc, gia cầm được chế biến sâu: Giai đoạn 2021-2025 chiếm 30-40%; giai đoạn 2026-2030 đạt 40-50%;

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh: Giai đoạn 2021-2025 xây dựng được 10 vùng an toàn bệnh dại tại các quận nội thành, 50-70 cơ sở an toàn dịch bệnh LMLM, Cún gia cần; giai đoạn 2030 xây dựng được 15 vùng an toàn bệnh dại tại các quận nội thành, 100-120 cơ sở an toàn dịch bệnh LMLM, Cún gia cần.

Về định hướng phát triển chăn nuôi

Tập trung Phát triển các giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp áp dụng công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống các giống lai bản địa với giống cao sản. Tỷ lệ trang trại quy mô vừa và lớn được ứng dụng công nghệ cao chiếm 70-80% sản lượng chăn nuôi.

 

Trang trại chăn nuôi lợn ở Quốc Oai

Phát triển đàn bò khoảng 150 nghìn con trong đó đàn bò sữa có từ 15-20 nghìn con; Đối với đàn bò thịt tăng tỷ lệ đàn bò Zebu hóa là 100% cải tạo đàn bò cái nền bằng thụ tinh nhân tạo bò Brahman, Senepol; trong đó 80% là bò hướng thịt cao sản chất lượng cao tập trung chủ yếu giống bò thịt chất lượng cao, như BBB, Wagyu, Charolais;

Tập trung phát triển đàn bò tại khu chăn nuôi tập trung, vùng chăn nuôi trọng điểm ngoài khu dân cư đã được phê duyệt trên địa bàn các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Mê Linh, Mỹ Đức.

Phát triển đàn đàn lợn khoảng 1,8-2 triệu con trong đó đàn nái 170-180 con, tập trung phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất con giống, chú trọng phát triển đàn nái ngoại và nái thuần chiếm trên 80%. Tập trung phát triển đàn lợn tại khu chăn nuôi tập trung, vùng chăn nuôi trọng điểm ngoài khu dân cư đã được phê duyệt trên địa bàn các huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Thạch Thất.

Giữ ổn định đàn gia cầm 38- 40 triệu con tập trung phát triển nuôi các giống gà lai với giống gà bản địa gà Mía lai, Ri lai, gà lai Lương Phượng, một số giống gà siêu thịt lông màu như Sasso, Ross 208, Brown, Ai Cập...vv. Nhập ngoại các giống gà ông bà có năng suất, chất lượng cao về lai tạo đưa vào sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Tiếp tục hỗ trợ lưu giữ, bảo tồn và phát triển các giống gà Mía Sơn Tây; Hỗ trợ lưu giữ, phát triển giống vịt cỏ Vân Đình và các giống vịt đẻ trứng, vịt thương phẩm siêu thịt Super meat, Grimaud chăn nuôi công nghệ cao.

Tập trung trên địa bàn các huyện chăn nuôi trọng điểm: Ba Vì, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, Phúc Thọ, Mỹ Đức.

Đàn trâu ổn định quy mô từ 24-25 nghìn con tại các vùng có nhiều ruộng trũng, nhiều cỏ ngập nước vùng trồng chuyên canh trồng lúa như: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai. Phát triển cải tạo đàn dê đặc biệt là các giống dê sữa kiêm dụng từ 15-20 nghìn con tại các vùng đồi núi, bán sơn địa như Sơn Tây, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ba Vì, Sóc Sơn. Phát triển đàn thỏ để cải thiện nguồn thực phẩm từ 40-45 nghìn con tại các huyện có nhiều rau củ như: huyện Sơn Tây, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Mê Linh.

Về sản xuất thức ăn chăn nuôi

Ổn định quy mô công suất thiết kế các nhà máy sản xuất chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung đảm bảo duy trì sản lượng cung cấp cho chăn nuôi từ 1,2 - 1,5 triệu tấn thức ăn. Trú trọng đầu tư sản xuất các nguyên liệu sinh học, thảo dược, thức ăn vi sinh thay thế kháng sinh, hóa chất dùng trong chế biến thức ăn chăn nuôi.

Tăng cường năng lực sản suất chế biến thức ăn tổng hợp, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh gia súc, gia cầm, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMA cho gia súc lớn từ các nguyên liệu trồng trọt các sản phẩm nông nghiệp trong nước như: rơm, rạ, thân sắn, ngô cám gạo, tấm gạo, bã bia…. hạn chế phụ thuộc nhập khẩu thức ăn từ nước ngoài.

Về Quản lý dịch bệnh và kiểm soát giết mổ chế biến

Nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh, xây dựng các khu, cơ sở trang trại chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây lan giữa người và vật nuôi, các bệnh mới phát sinh, bảo đảm an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. Nâng cao năng lực vận chuyển, kiểm soát giết mổ tập trung theo hướng hiện đại bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi, phát triển công nghệ chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi. Đảm bảo 100% các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung các cơ sở giết mổ tập trung, giết mổ công nghiệp, các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm được đánh giá đủ điều kiện chăn nuôi, đủ điều kiện An toàn vệ sinh thực phẩm, đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, đánh giá quan trắc môi trường theo quy định.

 

Cơ sở giết mổ gia cầm ở Gia Lâm, Hà Nội

Các giải pháp chủ yếu

Đề xuất các chính sách cho phát triển chăn nuôi phù hợp với phát triển quy hoạch Thủ đô, như chính sách về đất đai, tài chính,tín dụng, thương mại, đầu tư khuyến khích ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, liên kết sản xuất nông nghiệp, trú trọng đầu tư cơ giới hóa, công nghiệp hóa trong sản xuất, các chính sách chuyển đổi từ sản xuất nhỏ sang sản xuất quy mô lớn, từ nhỏ lẻ sang tập trung, từ lạc hậu sang hiện đại, di dời các hộ chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi, các điển giết mổ nhỏ lẻ, các cơ sở chế biến cho phù hợp với thực tiễn, quy định pháp luật.

Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh tật cho các cơ sở chăn nuôi tập trung, chăn nuôi quy mô lớn đảm bảo các sản phẩm chăn nuôi được kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm truy suất được nguồn gốc, minh bạch sản phẩm.

Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố trên cả nước trong công tác kiểm soát động vật sống và lưu thông các sản phẩm động vật trên thị trường, giao lưu tiêu thụ sản phẩm an toàn.

Đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chăn nuôi; Chú trọng công nghệ gen, công nghện sinh học, công nghệ di truyền học đầu tư vào cơ sở sản xuất giống nhập nội bổ sung các giống cao sản, cải tạo giống, phục tráng các nguồn gen bản địa tốt cung cấp vật liệu di truyền để nhân giống, lai tạo giống (như bò Vàng Việt Nam lai với các giống bò cao sản, gà Mía, gà Ri, gà Lạc Thủy, vịt Cỏ, lợn Móng Cái, lợn Ỉ ..) phù hợp với nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân Thủ đô và xuất khẩu; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hữu cơ và các mô hình kinh tế tuần hoàn.

Nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng thức ăn, từ các nguyên liệu đầu vào, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thức ăn áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới công nghệ sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất làm nguyên liệu sản xuất thức ăn, sử dụng nguồn nguyên liệu đơn trong nước, các sản phẩm phụ trong nông nghiệp tại địa phương để tổng hợp chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Tổ chức lại hệ thống mạng lưới giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm theo hướng giết mổ tập trung, giết mổ công nghiệp hiện đại gắn kết với phát triển chăn nuôi từng vùng từng địa phương phù hợp với phát triển kinh tế đô thị (Rà soát, đánh giá, bổ sung các điểm quy hoạch giết mổ tại Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17/02/2020 của UBND thành phố Hà Nội). Không phát triển các cơ sở giết mổ tại các huyện đã có kế hoạch, lộ trình lên quận.

Đào tạo năng cao năng lực quản lý cho các cán bộ công chức, viên chức quản lý chuyên ngành: chăn nuôi, thú y, dinh dưỡng, chế biến thức ăn, quản lý giống có năng lực quản lý tốt đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm hạn chế thất thoát lãng phí nguồn lực trí tuệ, tài sản công.

Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ cơ khí hóa nông nghiệp như: ngành chế tạo náy nông nghiệp, ngành hóa chất nông nghiệp, ngành sinh học, ngành sản xuất thiết bị chuồng nuôi, thiết bị chế biến, thiết bị giết mổ, máy chế biến thức ăn, chế biến gia súc, gia cầm.

Đổi mới phương thức sản xuất, tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại gắn với các chuỗi liên kết, khuyến khích các doanh nghiệp tập đoàn lớn đầu tư vào sản xuất liên kết dẫn dắt làm các hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi tham gia các hội các hiệp hội ngành hàng phù hợp với kinh tế thị trường. Tập trung đầu tư công nghệ cao vào các vùng chăn nuôi trọng điểm tại Quyết định 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND thành phố Hà Nội (trừ các vùng, khu, xã tại các huyện Đông Anh Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức đã có lộ trình lên quận).

Kiện toàn năng lực hệ thống quản lý nhà nước về chăn nuôi thú y, an toàn thực phẩm đồng bộ với chính sách pháp luật hiện hành, đảm bảo các thành phần kinh tế có điều kiện đều có thể tham gia nhằm công khai minh bạc các hoạt động quản lý, giảm áp lực về biên chế, tài chính công đảm bảo phục vụ nguời dân tốt nhất.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chấp hành quy định pháp luật về chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý theo phân cấp quản lý; phối hợp các cơ quan chức năng liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; tăng cường hợp tác với các tỉnh trong công tác quản lý giết mổ; có lộ trình và giải pháp đưa các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các cơ chế, chính sách của Trung ương và Thành phố trong lĩnh vực chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác tuyên truyền về các quy định của Pháp luật về chăn nuôi thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y; các giải pháp xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc; giới thiệu các dây chuyền công nghệ giết mổ hiện đại, các mô hình giết mổ điển hình

Chắc chắn những giải pháp trên được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo với sự đồng thuận của người chăn nuôi, người dân Thành phố, ngành Chăn nuôi Thủ Đô sẽ đạt được những thành tựu lớn trong giai đoạn tới./.

Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 16168
Tổng lượng truy cập: 28196236