Cán bộ Thú y tiêm phòng tại Chương Mỹ
Với Bối cảnh như vậy song được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của các cấp các ngành, sự cố gắng Nỗ lực của Hệ thống Thú y đã thu được kết quả đáng ghi nhận. Năm 2020 ngành Nông nghiệp đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay với 4,2 % trong đó có đóng góp lớn của ngành chăn nuôi. Đặc biệt với chăn nuôi gia cầm đạt 39,5 triệu con đứng đầu cả nước, đàn lợn đã đạt 1,4 triệu con (khoảng 74 % so với thời điểm trước khi xảy ra bệnh DTLCP). Riêng đàn lợn nái đến nay đạt 160 ngàn còn (khoảng 95 % so với thời điểm trước khi xảy ra bệnh DTLCP).
Về tình hình dịch bệnh, cơ bản khống chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm (như LMLM, Tai xanh, bệnh Dại ,,,,). Bệnh DTLCP chỉ xảy ra nhỏ lẻ ở 58 hộ/31 xã/13 huyện, tiêu huỷ 740 con (năm 2019 tiêu huỷ 540 ngàn con). Bệnh Cúm gia cầm chỉ xảy ra 07 ổ dịch tại 08 thôn/07 xã/03 huyện/14 hộ chăn nuôi, tổng số gia cầm tiêu hủy 35.091 con. Bệnh Dại xảy ra 01 trường hợp người chết do chó dại cắn (tại quận Cầu Giấy). Bệnh Viêm da nổi cục đã xảy ra 01 ổ dịch đã áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, đến nay đã khống chế không để phát sinh.
Triển khai Luật Chăn nuôi, đã tham mưu để HĐND Thành phố ban hành quy định về các vùng không được phép chăn nuôi gồm 4 vùng không được phép chăn nuôi trong đó có các Phường thuộc các quận, 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây, các thị trấn thuộc các huyện chuẩn bị lên quận, các khu chung cư, đô thị. Đã Tham mưu để UBND Thành phố ban hành quyết định 761 (ngày 17/2/2020) phê duyệt “Mạng lưới giết mổ” tổng số 29 cơ sở (gồm 8 cơ sở giết mổ công nghiệp, 08 cơ sở giết mô tập trung, 13 cơ sở giết mổ tập trung quy mô nhỏ). Từ đây sẽ mở ra hướng đi mới thu hút các doanh nghiệp đầu tư cho công tác KSGM để đàm bảo ATTP. Tập trung xây dựng dược 04 vùng An toàn bệnh Dại tại 04 quận (Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình).
Về Quản lý giống, Thức ăn Chăn nuôi, Thuốc Thú y, đến nay tỷ lệ thụ tinh nhân tạo bò sữa đã đạt 100 %, bò thịt trên 80 %. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ tinh lợn cho hộ chăn nuôi. Chất lượng giống được cải thiện đáng kể, nhiều giống mới được đưa vào sản xuất có chất lượng cao. Về lĩnh vực ATTP, hàng ngày thành phố Hà Nội tiêu thụ khoảng 900 – 1.000 tấn song năm 2020 không để xảy ra vụ ngộ động nào liên quan đến động vật và sản phẩm động vật.
Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được công tác phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cũng gặp không ít khó khăn, bất cập. Việc tăng đàn, tái đàn lợn năm 2020 tiến độ chậm (mới đạt khoảng trên 70 % so với thời điểm trước khi có dịch), Nguyên nhân do giá giống cao, bệnh chưa có vác xin, nhiều hộ chuyển đổi nghề (sang chăn nuôi bò, gia cầm). Chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng tỷ lệ còn cao (gần 60 %) nên nguy cơ dịch bệnh phát sinh là rất cao. Số cơ sở giết mổ còn nhiều (738 cơ sở, điểm giết mổ) nên khó kiểm soát. Thành phố đã có Quyết định 761 phê duyệt mạng lưới giết mổ song sự vào cuộc của Chính quyền địa phương chưa quyết liệt, tiến độ triển khai còn chậm. Bên cạnh đó năm 2020 có nhiều biến động vệ công tác tổ chức, đặc biêt Từ 01/01/2021 lực lượng thú y phường tại các quận (vùng không được phép chăn nuôi) phải chấm dứt HĐLĐ đã trực tiếp ảnh hưởng đến công việc, tâm lý người lao động.
Về nhiệm vụ giải pháp năm 2021 và những năm tới, dự báo công tác phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn, khó lường đó là thời tiêt khí hậu diễn biến phức tạp trực tiếp ảnh hưởng đến dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm, nhất là các bệnh nguy hiểm (DTLCP, Viêm da nổi cục, Cúm thể biến chùng ...). Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến vận chuyển lưu thông gia súc gia cầm, thức ăn chăn nuôi, giá cả thị trường.
Định hướng phát triển chăn nuôi của Thành phố, phát triển đàn bò khoảng 145 nghìn con; Phấn đấu sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 13 nghìn tấn; sản lượng sữa tươi đạt khoảng 50 nghìn tấn. Nâng cao chất lượng giống: Đối với bò sữa: Tỷ lệ bò HF thuần chủng là 15%, HFF3 là 70%, HFF2 là 10% và HFF1 là 5%. Đối với bò thịt: Tăng tỷ lệ đàn bò Zebu hóa là 100%; trong đó 50% là bò hướng thịt cao sản chất lượng cao; tập trung chủ yếu giống bò thịt chất lượng cao, như BBB, Wagyu, Angus, Senepol, Droughtmaster. Tăng tỷ lệ thu tinh nhân tạo, đối với đàn bò sữa 100% được thụ tinh nhân tạo; đối với đàn bò thịt: thụ tinh nhân tạo đạt trên 80% vào năm 2021. Chăn nuôi lợn, phát triển khoảng 1,8 triệu con trở lên, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2020; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 340-360 nghìn tấn. Sử dụng các giống lợn năng suất, chất lượng cao, tỷ lệ nạc đạt từ 55-59%. Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất con giống, chú trọng phát triển đàn nái ngoại và nái thuần chiếm trên 80% vào năm 2021. Phát triển 5% đàn lợn nái các giống lợn bản địa. Nhập ngoại giống lợn đực để phục vụ cho các cơ sở sản xuất tinh lợn; lợn nái ông bà có năng suất chất lượng cao để phục vụ cho các cơ sở sản xuất giống. Chăn nuôi gia cầm, giữ ổn định 40 triệu con trở lên; trong đó 28 triệu con gà; 10 triệu con vịt, ngang, ngỗng và gia cầm khác. Phấn đấu sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 140-150 nghìn tấn. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp nuôi thâm canh tập trung, tăng số lứa gia cầm xuất chuồng. Tăng cường đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; lưu giữ và phát triển các giống gà mía, gà ri, giống vịt cỏ Vân Đình.
Một số giải pháp cụ thể, tham mưu với lãnh đạo các cấp phê duyệt các kế hoạch, ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời, chính xác, sát thực tế. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản Luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong lĩnh vực Chăn nuôi, Thú y và An toàn thực phẩm; các Chương trình, Kế hoạch hành động do Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Thành phố ban hành. Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của UBND Thành phố, các Sở, Ngành liên quan. UBND câc quận, huyện, thị xã. Phối hợp có hiệu quả hơn với các ngành, đơn vị liên quan trong các hoạt động chuyên môn nhất là lĩnh vực thanh tra, kiểm tra các đối tượng quản lý. Nâng cao năng lực cho cán bộ trong hệ thống ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện tuyên truyền sâu rộng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức tuyên truyền khác để cộng đồng dân cư, người chăn nuôi nhận thức và chấp hành đúng các Luật Chăn nuôi, Thú y, ATTP. Tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nghiên cứu xây dựng các chương trình, dự án chuyên ngành để trình UBND thành phố và thu hút các tổ chức trong nước, nước ngoài thực hiện góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Tham mưu xây dựng một số chinh sách đặc thù để triển khai có hiệu quả về giống, thức ăn chăn nuôi về phòng chống dịch bệnh.
Chắc chắn với các giải pháp trên được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo, sự đồng tỉnh ủng hộ của người tiêu dùng, người chăn nuôi công tác phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố tiếp tục có bước chuyển biến tích cực./.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)