Quản lý đê điều: Hướng tới phục vụ đa mục tiêu
5 năm qua, thực hiện các chương, đề án, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020, thành phố Hà Nội luôn chú trọng công tác quản lý đê điều. Qua đó, hoàn thiện hệ thống văn bản, thể chế, chính sách, quy hoạch cốt yếu cũng được rà soát hoàn thiện… nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh và đa mục tiêu, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt.

5 năm qua, thực hiện các chương, đề án, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020, thành phố Hà Nội luôn chú trọng công tác quản lý đê điều. Qua đó, hoàn thiện hệ thống văn bản, thể chế, chính sách, quy hoạch cốt yếu cũng được rà soát hoàn thiện… nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh và đa mục tiêu, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt.

Nỗ lực củng cố đê điều

Điểm nổi bật trong công tác củng cố đê điều trên địa bàn thành phố thời gian qua đó là việc thể chế hóa các văn bản chỉ đạo của thành phố đi vào cuộc sống. Cùng với đó, cơ quan chuyên quản về lĩnh vực này đã xây dựng các chương trình công tác, phối hợp với cơ quan liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tập huấn, tuyên truyền rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; đôn đốc các địa phương xây dựng kế hoạch thu, nộp Quỹ Phòng, chống thiên tai; theo dõi, cập nhật, tổng hợp đầy đủ số liệu và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Là cánh tay nối dài của UBND thành phố trong công tác quản lý nhà nước về đê điều, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên kiểm tra hệ thống đê, kè, cống, bờ, bãi sông, khi phát hiện sự cố, hư hỏng công trình đê điều thông báo với cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời. Nhờ vậy, từ năm 2016 đến nay, đã phát hiện 127 sự cố sạt lở gây mất an toàn công trình đê điều. Qua đó, đề xuất xử lý được 90 sự cố. Hiện nay, còn 37 sự cố đang được Sở NN&PTNT tiếp tục theo dõi.

Song song thực hiện các nhiệm vụ trên, hằng năm, Sở NN&PTNT tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước lũ, xác định các trọng điểm, điểm xung yếu, xây dựng phương án bố phòng hộ đê… Bên cạnh đó, Sở cũng thường xuyên phối hợp với các sở, ngành, chính quyền các địa phương kiểm tra khu vực bờ sông, bãi sông, phạm vi bảo vệ đê điều nhằm phát hiện kịp thời vi phạm, kiến nghị xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và phòng chống thiên tai. Vì vậy, số vụ vi phạm giảm đáng kể. Năm 2016, trên địa bàn thành phố xảy ra 233 vụ vi phạm, con số này xảy ra trong 4 tháng đầu năm 2020 chỉ là 22 vụ vi phạm pháp luật về đê điều.

Cùng với việc xây dựng hoàn thiện quy hoạch về đê điều, phòng chống lũ, tổng hợp, bổ sung lý lịch công trình đê điều…, công tác đầu tư nâng cấp, kiên cố hóa công trình đê điều được các cấp, các ngành thành phố đặc biệt quan tâm. Lũy kế, từ năm 2017 đến năm 2020, hệ thống đê điều trên địa bàn thành phố được đầu tư với tổng kinh phí hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó, năm 2017, thành phố đầu tư gần 515 tỷ đồng chỉnh trang mái đê điều, cải tạo nâng cấp điểm canh đê, sửa chữa dốc lên đê, khoan phụt vữa gia cố thân đê. Con số này năm 2018 gần 445,4 tỷ đồng, năm 2019 là hơn 905,8 tỷ đồng…

Có thể nói, thông qua các chương trình, dự án, đồng thời chú trọng việc đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là cán bộ cấp huyện, cấp xã. Cộng với đổi mới nội dung, hình thức truyền thông để từng bước thay đổi nhận thức của cộng đồng và từng người dân. Cùng với đó, các cơ quan chức năng thành phố đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; kịp thời phát hiện, xử lý và yêu cầu các cấp chính quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều và phòng chống thiên tai… Theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, hệ thống đê điều trên địa bàn thành phố bảo đảm đủ sức phòng, chống lũ theo thiết kế.

Nâng cao năng lực năng lực phòng chống của cộng đồng

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý đê điều của Hà Nội đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Theo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, trong khi đó, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu nên thời gian qua, thành phố đã phải hứng chịu tác động không nhỏ của một số loại hình thiên tai như: Bão, áp thấp nhiệt đới, nắng nóng, mưa lớn, lũ lụt... gây tổn thất nặng nề về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, tác động xấu đến môi trường sống, sản xuất của nhân dân. Đơn cử, năm 2018, Hà Nội chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão (cơn bão số 3, bão số 4) và 2 áp thấp nhiệt đới, 15 đợt mưa diện rộng... Trong đó, xảy ra đợt mưa lũ gây thiệt hại lớn tại huyện Chương Mỹ làm trên 3.000 hộ dân bị ảnh hưởng, trên 5.000ha lúa, gần 2.000ha rau màu bị thiệt hại, trên 120.000 con gia súc, gia cầm bị chết, hoặc do lũ cuốn trôi, gần 2.000ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại…

Ông Chu Phú Mỹ cho biết, thành phố đã xác định rõ, thời gian tới, công tác quản lý đê điều và phòng chống thiên tai tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các địa phương của toàn dân, toàn xã hội trên. Trong đó lấy phòng ngừa là chính, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” gắn với cộng đồng an toàn, nông thôn mới.

Thành phố cũng chỉ đạo các cấp, các ngành đánh giá, cập nhật đầy đủ các rủi ro thiên tai tại địa phương, khu dân cư; nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai, áp dụng công nghệ tiên tiến kết hợp với nâng cao năng lực phòng chống của cộng đồng, đẩy mạnh biện pháp phi công trình. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Cùng với đó, phát huy nội lực và nâng cao vai trò chủ thể của người dân trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư, xây dựng và quản lý khai thác hiệu quả các công trình phòng chống thiên tai.

Mục tiêu trong công tác quản lý đê điều cũng được xác định rõ là nâng cao năng lực, chủ động phòng chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước. Công trình phòng, chống thiên tai được quy hoạch, đầu tư nâng cấp đồng bộ, đa mục tiêu nhằm đáp ứng công tác phòng, chống thiên tai, tạo điều kiện cho phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai trên địa bàn Thủ đô.

Minh Huệ
Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 11224
Tổng lượng truy cập: 25408900