Đánh giá về hiện trạng công trình chống lũ trước mùa mưa bão, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, trên các tuyến đê: Vân Cốc, tả Đuống, hữu Hồng, hữu Cầu còn 4 vị trí đê điều trọng điểm, bao gồm: Cụm công trình cống Cẩm Đình (huyện Phúc Thọ); cụm công trình đê, kè, cống Xuân Canh - Long Tửu (huyện Đông Anh); cụm công trình cống Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm) và cụm công trình đê, kè, cống trên đê hữu Cầu (huyện Sóc Sơn).
Ngoài ra, trên các tuyến đê: Hữu Đà, hữu Hồng, hữu Đuống, tả Đuống, đoạn đi qua các quận, huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoàng Mai, Thường Tín, Phú Xuyên, Gia Lâm, Long Biên, còn 12 vị trí xung yếu.
Tất cả 16 vị trí đê điều trọng điểm, xung yếu nêu trên đều đã được lập kế hoạch, phương án bảo vệ, bảo đảm an toàn theo các mức báo động lũ.
Cũng tại hội nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã giải đáp nhiều thông tin liên quan công tác xử lý vi phạm đê điều, thủy lợi, tiến độ thi công các công trình xử lý sự cố, công tác chuẩn bị vật tư, phương tiện, nhân lực phục vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 trên địa bàn thành phố…
Kết luận hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Phạm Thanh Học đề nghị các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền về tình hình thời tiết, thiên tai, biến đổi khí hậu để các cấp chính quyền, nhân dân chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả theo phương châm “4 tại chỗ”. Các sở, ngành, địa phương chủ động phối hợp với cơ quan báo chí cung cấp thông tin tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân kỹ năng ứng phó với một số loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn…