Hội nghị đã được đón tiếp các đại biểu đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đồng chí Pham Văn Khương Phó giám đốc Sở đã tham dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị. Tham dự cùng hội nghị còn có đồng chí Nguyễn Xuân Hoản Chủ tịch công đoàn ngành.
Báo cáo trước hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Thịnh Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và PCLB Hà Nội đã tóm tắt một số thành tựu nổi bật mà tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Chi cục đã đạt được trong năm qua, cũng như chỉ rõ một số hạn chế, cần khắc phục trong năm tới.
Đồng chí Đỗ Đức Thịnh báo cáo công tác của đơn vị
Trong năm 2018, Chi cục Đê điều và PCLB Hà Nội đã tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h tại Văn phòng BCH PCTT và TKCN Thành phố và trụ sở các Hạt Quản lý đê để theo dõi, cập nhật, tổng hợp số liệu và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn Thành phố.
Về công tác quản lý đê điều được coi là nhiệm vụ trọng tâm của chị cục, quản lý hơn 404km đê, được lãnh đạo Chi cục hết sức quan tâm chỉ đạo triển khai, thực hiện và đạt được kết quả những kết quả tích cực.
Công tác kiểm tra hệ thống đê, kè, cống, bờ bãi sông được thực hiện thường xuyên, các sự cố, hư hỏng công trình được xử lý kịp thời.Trong năm 2018, trên địa bàn thành phố phát sinh 55 sự cố đã được phát hiện và báo cáo đề nghị xử lý kịp thời (trong đó: 09 sự cố về kè; 05 sự cố sạt lở bờ sông; 15 sự cố về đê; 08 sự cố về cống; 18 sự cố tràn đê).
Năm 2018, trên địa bàn toàn Thành phố xảy ra 197 vụ vi phạm Luật Đê điều. Chi cục đã chỉ đạo, đôn đốc các Hạt Quản lý đê tăng cường kiểm tra, phát hiện các vụ vi phạm, kịp thời đề nghị các cấp chính quyền xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Chi cục được phân công phụ trách địa bàn, thường xuyên xuống địa bàn trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo và xử lý các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý. Đôn đốc xử lý vi phạm, kịp thời ngăn chặn xe quá tải đi trên đê thành lập Tổ Công tác kiểm tra, ngăn chặn xử lý xe quá tải trọng cho phép hoạt động trên các tuyến đê huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên; tuyến đê tả Đáy huyện Hoài Đức; tuyến đê tả Hồng, tả Đuống huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm,thành phố Hà Nội và trồng rau trên mái đê, tình trạng trồng rau màu trên mái đê đã giảm thiểu đáng kể.
Các công trình, dự án Chi cục được giao thực hiện trong năm, đều hoàn thành kịp tiến độ, thực hiện trình tự xây dựng cơ bản, các nhà thầu tư vấn và nhà thầu thi công đã nỗ lực thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết và đúng thiết kế bản vẽ thi công công trình.
Xây dựng chương trình công tác và tham gia các đoàn công tác của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai; đôn đốc các quận, huyện, các sở ngành chủ động lập và phê duyệt phương án PCTT. Năm 2018, Chi cục đã tổ chức được 43 lớp tại các huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn; phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền về pháp luật đê điều và công tác công tác PCTT trên địa bàn thành phố.
Trong năm 2018, sự đoàn kết thống nhất cao của lãnh đạo Chi cục và tập thể Chi cục Đê điều & PCLB Hà Nội đã phấn đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn Thành phố đã tham mưu kịp thời, tổng hợp đầy đủ và thực hiện báo cáo đúng quy định, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm, các chương trình, kế hoạch đề ra. Tập thể và các cá nhân của Chi cục đã được UBND thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội khen tặng cụ thể:
+ Đối với tập thể: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng 02 Bằng khen “Tập thể lao động xuất sắc”; Giám đốc Sở tặng 03 Giấy khen “Tập thể lao động xuất sắc”
+ Đối với cá nhân: 01 cá nhân tiêu biểu ngành Nông nghiệp Thủ đô, 02 cá nhân được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen, 28 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở và 37 cá nhân được Giám đốc Sở tặng Giấy khen.
Đồng Chí Phạm Văn Khương Phó giám đốc sở tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân được UBND thành phố tặng bằng khen.
Bên cạnh những mặt thuận lợi trong công tác PCTT vẫn còn một số những khó khăn chưa được giải quyêt, cụ thể hơn 10 năm qua, luật Đê điều thực hiện đã phát huy tác dụng tích cực trong công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, đầu tư xây dựng hệ thống đê điều, cũng như khai thác, sử dụng hệ thống đê điều cho phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, còn có những điều khoản khó áp dụng vào thực tiễn, cần được nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung để Luật phát huy tác dụng hơn nữa trong quá trình triển khai thực hiện…
Tình trạng vi phạm Luật Đê điều ngày càng diễn biến phức tạp trên các tuyến đê, do kinh tế phát triển và lịch sử để lại; sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng địa phương và lực lượng quản lý đê chuyên trách trong xử lý vi phạm chưa chặt chẽ, do đó việc xử lý vi phạm chưa đạt kết quả cao.
Dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018, những mặt đã làm được và những mặt còn tồn tại. Chi cục Đê điều và PCLB Hà Nội tiếp tục lập kế hoach phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những vấn đề còn tồn tại, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong năm 2019.
Xây dựng Phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm, điểm xung yếu năm 2019 thành phố Hà Nội. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h kể từ ngày 15/5/2019 tại Văn phòng BCH PCTT và TKCN Thành phố và trụ sở các Hạt Quản lý đê để theo dõi, cập nhật, tổng hợp số liệu và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn Thành phố.
Tăng cường công tác quản lý đê điều, theo dõi diễn biến sự cố công trình đê, kè, cống đang xảy ra trên địa bàn, phát hiện lập biên bản và phối hợp với các quận, huyện, thị xã, phường, xã trong việc ngăn chặn, giải tỏa vi phạm,
Tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn Thành phố, thiết lập hồ sơ vi phạm đầy đủ, kịp thời, chính xác theo luật xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực đê điều, tham mưu văn bản trình lãnh đạo Sở và văn bản gửi các quận, huyện liên quan về công tác vi phạm Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai.