QUY ĐỊNH MỚI VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI; KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI; ĐÊ ĐIỀU
Từ ngày 01/11/2017, Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều có hiệu lực thi hành.

(Hình ảnh vi phạm xây tường làm nhà của gia đình Ông Dương Văn Long xã la Phù)

Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017, quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai là 50 triệu đồng; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều 100 triệu đồng; khai thác trái phép cát, sỏi làm tăng rủi ro thiên tai phạt 25 triệu đồng. Đáng chú ý, hành vi neo đậu không đúng nơi quy định của tàu thuyền và các phương tiện khác vào công trình phòng, chống thiên tai sẽ bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng. Đối với hành vi làm hư hại công trình phục vụ phòng, chống thiên tai phạt tiền từ 25 - 40 triệu đồng...

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi không chủ động cứu giúp hoặc không thông tin kịp thời để lực lượng khác đến ứng cứu người, phương tiện bị nạn trên biển, sông, suối, ao, hồ khi có điều kiện mà không thực hiện; 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi cố ý kê khai, báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra; 05 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi như sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ và cứu trợ không đúng đối tượng, thực hiện nhiệm vụ cứu trợ không kịp thời...

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2017 và thay thế Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.

Để đẩy mạnh thực thi pháp luật trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã; 5 Doanh nghiệp thủy lợi và các Hạt quản lý Đê triển khai, thực hiện:

- Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công trình Đê điều, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt là Luật Đê điều, Luật Thủy lợi và Nghị định 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện kịp thời các vụ việc vi phạm phạm vi bảo vệ công trình đê điều, thủy lợi và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Kiểm tra, rà soát và thống kê tình hình xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi, bao gồm cả hoạt động xả nước thải vào công trì

Đỗ Thị Thanh Thúy, Chi cục Thủy lợi Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 18110
Tổng lượng truy cập: 25453877