Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
Ngày 16 tháng 6 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư số 03/2022/TT-BNNPTNT nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2022.

 

Trạm bơm dã chiến Phù Sa – thị xã Sơn Tây

Theo Thông tư sửa đổi khoản 2 Điều 15, Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 2 tỉnh trở lên.

Bổ sung khoản 2a, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định điều chỉnh việc phân cấp quản lý công trình thuộc một trong các trường hợp sau:

Một là, công trình hoàn thành giai đoạn đầu tư xây dựng được phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý;

Hai là, xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn công trình và vùng hạ du thuộc nguyên nhân chủ quan của chủ quản lý hoặc đơn vị khai thác công trình;

Ba là, trong 02 năm liên tiếp, doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi được chủ sở hữu xếp loại C theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc đơn vị, tổ chức khai thác được cơ quan có thẩm quyền đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo hướng dẫn của Đảng hoặc Chính quyền;

Bốn là, để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong thực hiện các quy định về cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi”.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng phân công trách nhiệm trong quản lý công trình thủy lợi, cụ thể:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổng hợp, sắp xếp đưa vào danh mục đầu tư sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hoá các công trình đã phân cấp địa phương quản lý trong kế hoạch đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi; tổ chức quan trắc, giám sát, dự báo nguồn nước, chất lượng nước phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, vận hành công trình thủy lợi; tổ chức rà soát, phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ công trình thủy lợi; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện pháp luật về thủy lợi.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Thực hiện trách nhiệm chủ sở hữu đối với công trình thủy lợi được phân cấp theo quy định của pháp luật; chỉ đạo chủ quản lý công trình thủy lợi, đơn vị khai thác công trình thủy lợi của địa phương thực hiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo quy định của Luật Thủy lợi và pháp luật liên quan; báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc khi xảy ra sai phạm trong công tác quản lý, khai thác và bảo đảm an toàn công trình.”.

Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp quản lý công trình cho địa phương, cơ quan liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu để chủ sở hữu phân công nhiệm vụ cho chủ quản lý và đơn vị khai thác công trình.

Thông tư bổ sung 01 loại giấy tờ vào Hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới, đó là: Dự toán kinh phí cắm mốc chỉ giới, trừ các công trình xây dựng mới và sửa chữa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2022

Xem chi tiết Thông tư số 03/2022/TT-BNNPTNT tại đây.

Thu Huyền - VP Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 10922
Tổng lượng truy cập: 22076432