Chủ động ứng phó linh hoạt với các tình huống thiên tai
Thành phố Hà Nội vừa tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Tại hội nghị, các đại biểu đều nhận định, tình hình thiên tai luôn có những diễn biến bất thường, trái quy luật tự nhiên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, để không bị động, bất ngờ, phải có kịch bản chủ động ứng phó linh hoạt với các tình huống thiên tai. Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Nguyễn Duy Du đã có cuộc trao đổi xung quanh nội dung này.

 

Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP Nguyễn Duy Du

 

- Ông đánh giá như thế nào về tình hình thiên tai diễn ra trong thời gian qua?

 

- Biến đổi khí hậu đã và đang tác động nhanh, mạnh đến nước ta, khiến thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường gây ảnh hưởng trên phạm vi rộng, trong đó, Hà Nội không nằm ngoại lệ. Đáng ngại các hiện tượng này có xu thế gia tăng cả về tần suất và cường độ. Đơn cử năm 2021, Hà Nội chịu ảnh hưởng của 5 cơn bão (số 2, 3, 5, 7, 8) và một số loại hình thiên tai khác (mưa lớn, lốc, sét, sạt lở đất…) gây thiệt hại không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 94.000 triệu đồng. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, tính mạng của người dân, mưa lũ còn tàn phá các công trình phòng, chống thiên tai. Trong năm qua, trên địa bàn thành phố xảy ra tổng cộng 40 sự cố về đê điều, trong đó: 12 sự cố nhỏ đã được xử lý giờ đầu và đang tiếp tục theo dõi; 8 sự cố nguy hiểm đã được đưa vào kế hoạch cải tạo sửa chữa; 20 sự cố đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng đến an toàn đê điều, an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, Sở NN&PTNT đã theo mưu UBND thành phố ban hành tình huống khẩn cấp và cho phép xử lý khẩn cấp khắc phục sự cố, các công trình hiện đang được triển khai thi công.

 

Có thể nói, công tác phòng, chống thiên tai đang đứng trước những thách thức lớn và yêu cầu ngày càng cao trong bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Do đó, chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ các phương án, kịch bản để ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai.

 

- Bước vào mùa mưa bão, ngành Nông nghiệp đã tham mưu UBND thành phố tổ chức các đoàn đi kiểm tra các công trình trọng điểm phòng, chống thiên tai năm 2022 tại các quận, huyện, thị xã, vậy các công trình này có bảo đảm công tác phòng, chống lũ hay không, thưa ông?

 

- Được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND thành phố, của Sở NN&PTNT, chúng tôi đã nghiêm túc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống thiên tai năm 2022. Đó là, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến các công trình đê điều, thủy lợi, phòng, chống thiên tai xuống cấp để kịp thời sửa chữa, nâng cấp, sẵn sàng ứng phó với tình huống bất lợi về thời tiết có thể xảy ra. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, phối hợp trong công tác phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi, phòng, chống thiên tai; thường xuyên theo dõi diễn biến khí tượng thủy văn, diễn biến thiên tai, thời tiết.

 

Chúng tôi cũng xây dựng phương án hộ đê, bảo vệ công trình trọng điểm và vị trí xung yếu. Đối với việc xây dựng phương án hộ đê, Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình. Quá trình kiểm tra, đánh giá năm 2022, trên địa bàn thành phố xác định 5 trọng điểm và 16 điểm xung yếu về phòng, chống lụt bão. Đối với 5 trọng điểm, Sở NN&PTNT đã xây dựng phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm để trình UBND thành phố phê duyệt. Đối với 16 điểm xung yếu, chúng tôi sẽ giao Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các quận, huyện, thị xã xây dựng, phê duyệt phương án hộ đê.

 

- Thưa ông, tình hình thời tiết, thủy văn năm 2022 được dự báo diễn biến phức tạp và khó lường, là cánh tay nối dài của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã triển khai các nhiệm vụ trọng tâm gì?

 

- Cùng với các hiện tượng dông lốc, rét hại, nắng nóng gay gắt, bão mạnh…, năm nay, dự báo mưa lớn tập trung với cường độ mạnh trong thời gian ngắn gây ngập úng cục bộ tại các khu đô thị, vùng trũng thấp; lũ lớn, lũ muộn… Mùa mưa có khả năng đến sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Mưa lớn diện rộng có khả năng xuất hiện 6-8 đợt mưa lớn diện rộng và tập trung từ tháng 6 đến tháng 9. Trong toàn mùa, nhiều khả năng xuất hiện 3-5 đợt lũ, trong đó 1-2 đợt lũ lớn có khả năng xuất hiện trên sông Đáy và các sông nội tỉnh. Đỉnh lũ năm, các sông phổ biến thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm và cao hơn đỉnh lũ năm 2021 (một số sông nội tỉnh như: Sông Tích, sông Bùi có khả năng cao hơn trung bình nhiều năm và xấp xỉ năm 2021…).

 

Căn cứ dự báo của cơ quan chuyên môn, chúng tôi đã tham mưu Ban Chỉ huy triển khai 12 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022. Trong đó, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức tổng kết, đánh giá công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021, rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo, điều hành và xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm 2022. Cập nhật, điều chỉnh bổ sung kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19, đặc biệt là các phương án sản xuất nông nghiệp, phương án chống úng ngập, chống hạn, phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm. Trong phòng, chống thiên tai bảo đảm sát thực tế, phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả các sự cố, thiên tai; thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ”…

 

Song song tăng cường công tác truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn, phổ biến kiến thức pháp luật về đê điều, thủy lợi, phòng, chống thiên tai; vận động nhân dân chủ động chuẩn bị, sẵn sàng phòng, chống cho gia đình mình và tích cực tham gia cùng cộng đồng phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai…, chúng tôi sẽ duy trì nghiêm túc chế độ trực ban 24/24 giờ ở các cấp để theo dõi, tổng hợp và tham mưu kịp thời biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xảy ra trên địa bàn.

 

- Để chỉ đạo và triển khai công tác phòng, chống thiên tai chủ động, tích cực và hiệu quả trong thời gian tới, theo ông cần quan tâm đến những nội dung nào?

 

- Trong thời gian tới, để phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, chúng tôi đã tham mưu Ban Chỉ huy đề xuất, kiến nghị với trung ương và các bộ, ngành quan tâm, bố trí ngân sách hỗ trợ thành phố Hà Nội triển khai thực hiện các giải pháp công trình nhằm xóa bỏ trọng điểm phòng, chống lụt, bão; có giải pháp tổng thể, nghiên cứu các ứng dụng, biện pháp cụ thể đối với khu vực chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang như lưu vực sông Bùi, sông Tích, các khu vực thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức... Chúng tôi cũng tham mưu đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tăng cường chỉ đạo công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

 

Trân trọng cảm ơn ông!

Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1495
Tổng lượng truy cập: 22065804