Hiện nay, tổng đàn lợn cả nước đạt gần 25 triệu con, bằng 80% so với trước khi xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi, tăng trưởng khoảng 5%/tháng. Trong đó, tổng đàn lợn Hà Nội đến thời điểm này đạt gần 1,3 triệu con.
Các đại biểu dự hội thảo đều cho rằng, tốc độ tái đàn, tăng đàn lợn gặp nhiều khó khăn do bệnh Dịch tả lợn châu Phi chưa có vắc xin phòng bệnh, tiềm ẩn nguy cơ tái phát dịch rất lớn. Trong khi đó, thời gian qua, giá lợn giống tương đối cao (hơn 3 triệu đồng/con). Người chăn nuôi khó tiếp cận chính sách về tín dụng, đất đai để tái đàn, duy trì sản xuất... Do nguồn cung thiếu nên giá thịt lợn hơi khá cao, hiện duy trì ổn định nhưng vẫn cao - ở mức 87.000-92.000 đồng/kg.
Theo các đại biểu, cần liên kết chuỗi trong sản xuất thịt lợn để giảm bớt khâu trung gian (đang chiếm hơn 40%) và gia tăng giá trị sản phẩm 15-20% so với sản phẩm khi chưa được sản xuất theo chuỗi; đồng thời, giúp các ngành chức năng truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Văn Trọng, để bảo đảm cuối quý III, đầu quý IV-2020 cơ bản đủ nguồn cung thịt lợn, các địa phương đẩy mạnh tái đàn theo hướng an toàn sinh học. Hiện, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm 60% nên khi phát triển chăn nuôi, cần thực hiện liên kết chuỗi thành những tổ hợp tác, hợp tác xã để giảm giá thành đầu vào, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp...
Tác giả: Ngọc Quỳnh
NGUY CƠ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TẠI HÀ NÔI(12/11/2018)
Hà Nội Với các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả(12/11/2018)
Công bố sản xuất thành công vacxin lở mồm long móng tại Việt Nam(19/11/2018)
Phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi: Nhiều thách thức(19/11/2018)